Đối với người lao động nước ngoài ở Nhật, việc lập gia đình và sinh con sẽ khá phức tạp, vì liên quan đến nhiều thủ tục như đăng ký khai sinh, xin cấp tư cách lưu trú cho con,…
Đối với người lao động nước ngoài ở Nhật, việc lập gia đình và sinh con sẽ khá phức tạp, vì liên quan đến nhiều thủ tục như đăng ký khai sinh, xin cấp tư cách lưu trú cho con,…
Đây là khoản trợ cấp cho trẻ được nhận hàng tháng. Từ khi mới sinh đến 3 tuổi con được nhận 15.000 yen/ tháng. Từ 3 tuổi đến khi đi học tiểu học con được nhận 10.000 yen/ tháng (cho con đầu và con thứ hai), từ con thứ 3 trở đi được nhận 15.000 yen/tháng. Học sinh trung học được nhận 10,000 yen/ tháng.
Khoản trợ cấp này sẽ được gửi vào cuối mỗi tháng nên bạn hãy làm thủ tục đăng ký này trước ngày cuối cùng của tháng mà con ra đời thì sẽ được lợi hơn (đặc biệt là đối với các bé sinh gần cuối tháng)
*** Trong trường hợp gửi bưu điện bạn photo thẻ bảo hiểm, sổ ngân hàng, thẻ cư trú, giấy thông báo số my number, giấy chứng nhận thu nhập và giấy yêu cầu chứng nhận đã điền sẵn và đóng dấu, gửi tới kuyakusho.
*** Trong trường hợp phải nộp 課税証明書 (kazei shoumeisho) thì bạn sẽ phải liên hệ với kuyakusho ở tỉnh/ thành phố bạn ở trước đây và yêu cầu họ gửi giấy này về địa chỉ hiện tại. Vì thủ tục làm trợ cấp cho con phải hoàn thành trong vòng 15 ngày sau khi sinh nên bạn có thể nộp trước các giấy tờ khác cho kịp thời hạn và nộp kazei shoumeisho sau.
Sau khi nộp xong các giấy tờ trên thì tên của con bạn sẽ được thêm vào 住民票 (juuminhyou) của nhà bạn. Bạn sẽ nhận được 住民コード (mã lưu trú) của con. Đây là mã số rất quan trọng nên bạn cần giữ cẩn thận và không để lộ cho người ngoài biết. Vài ngày sau bạn sẽ nhận được My Number của con được gửi qua bưu điện về địa chỉ nhà bạn.
ĐỌC THÊM: THỦ TỤC XIN VISA VĨNH TRÚ TẠI NHẬT
Ngay trong ngày đến đăng ký khai sinh, bạn hãy lấy luôn 2 bản 出生届け受理書 (shussei todoke juri sho) là giấy chứng nhận đã thụ lý thủ tục đăng ký khai sinh cho con và 2 bản 住民票 (juuminhyou) có ghi cả tên bố, mẹ và con để sau này làm thủ tục khai sinh cho con tại đại sứ quán và làm visa cho con tại cục xuất nhập cảnh.
Đây là loại visa được cấp cho vợ/chồng hoặc con của bạn – người đang sinh sống, làm việc và cư trú tại Nhật.
Đây là loại visa mà bạn có thể cư trú, làm việc, sinh sống ở Nhật lâu dài mà không bị quản thúc về công việc hay thời gian làm việc. Với loại visa này bạn cần gia hạn 7 năm 1 lần và không được rời khỏi Nhật quá 1 năm.
Với trường hợp này thì bạn hoàn toàn có quyền như một công dân Nhật bình thường, có hộ khẩu và hộ chiếu Nhật Bản, và có thể xin bảo lãnh cho con sang Nhật.
Để có thể tiến hành các quy trình bảo lãnh con cái sang Nhật và làm visa đoàn tụ, người bảo lãnh cần chuẩn bị đầy đủ những mẫu giấy tờ theo quy định của pháp luật.
Mẫu đơn đăng ký đều được viết bằng tiếng Nhật và tiếng Anh, giúp bạn có thể điền đầy đủ thông tin một cách dễ dàng.
Chụp trong vòng dưới 3 tháng. Mặt sau của ảnh phải ghi rõ họ tên người được bảo lãnh và dán vào ô ảnh trong tờ đăng ký. Lưu ý nếu người được bảo lãnh dưới 16 tuổi thì không cần phải nộp ảnh.
Có ghi rõ địa chỉ người nhận và người gửi.
Giấy chứng minh quan hệ cha/mẹ giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh là con cái. Ví dụ như sổ hộ khẩu, bản sao giấy đăng ký kết hôn, giấy thụ lý đăng ký kết hôn, bản sao giấy khai sinh hoặc các giấy tờ có liên quan.
Giấy tờ tùy thân của người bảo lãnh gồm chứng minh thư, hộ chiếu… và các giấy tờ có liên quan dùng để xác nhận thông tin của người chịu trách nhiệm bảo lãnh.
Đây là một trong những yêu cầu rất quan trọng để chứng minh năng lực tài chính có thể đảm bảo để duy trì sinh hoạt khi nuôi dưỡng, chăm sóc con cái.
Bạn cần xin giấy chứng minh công việc tại công ty mình đang làm việc để xác định quá trình làm việc cũng như công việc hiện tại của mình. Hoặc nếu đang kinh doanh thì nộp giấy chứng nhận bản sao giấy phép kinh doanh.
Nếu bạn là người lao động thì cần phải nộp chứng nhận nộp thuế thị dân/thuế thu nhập cá nhân, phiếu tổng kết thu nhập và tiền thuế cuối năm, bản sao giấy khai thuế trên quận.
Trường hợp bạn là du học sinh thì cần có giấy chứng nhận số dư tài khoản ngân hàng mang tên mình, chứng nhận chứng nhận tiền học bổng hoặc trợ cấp (nếu có).
Sau khi có thể bảo lãnh con sang Nhật, bố mẹ cần làm ngay các thủ tục nhập hộ tịch cho con theo bố/mẹ (người chủ hộ), đăng ký nhận trợ cấp y tế, trợ cấp hàng tháng cũng như đăng ký bảo hiểm và xác nhận các thông tin về lịch tiêm phòng và khám sức khoẻ định kỳ cho con
Các thủ tục trên bố mẹ có thể tự làm mà không cần dẫn con theo trong trường hợp bé dưới 15 tuổi. Lưu ý khi đi làm thủ tục, cần mang theo tất cả các loại giấy tờ của con cũng như giấy tờ của bố/mẹ.
Thông tin chi tiết cũng như thứ tự làm các giấy tờ sẽ được hướng dẫn ở quận/ thành phố khi đến làm thủ tục, một số thủ tục cần đặc biệt lưu ý như
Đăng ký nhận trợ cấp hàng tháng cho trẻ
Trợ cấp hàng tháng cho trẻ sẽ được cấp từ tháng tiếp theo thời điểm đăng ký. Khoản trợ cấp này sẽ được chuyển khoản vào tài khoản của chủ hộ hoặc người có thu nhập cao hơn trong gia đình.
Đăng ký làm thẻ bảo hiểm cho con
Nếu cả hai bố mẹ đều theo bảo hiểm quốc dân, đăng ký thẻ bảo hiểm cho con tại quận/ thành phố cùng với các thủ tục ở trên.
Nếu bố/mẹ theo bảo hiểm xã hội, cần hỏi công ty nơi bố/mẹ làm việc để được hướng dẫn cụ thể.
Về lịch tiêm phòng/ khám sức khoẻ định kỳ của con
Sau khi đăng ký trợ cấp y tế, bé sẽ được phát sổ mẹ con, trong đó có ghi chi tiết lịch tiêm phòng và lịch khám sức khoẻ định kỳ.
Thủ tục liên quan đến việc học của con sau khi được bảo lãnh sang Nhật
Tuỳ vào độ tuổi của bé mà những lưu ý liên quan đến việc học của con cũng khác nhau. Các hướng dẫn liên quan đến việc xin học/nhập học cho con có thể hỏi tại quận/ thành phố, tuy nhiên bố mẹ cũng cần tìm hiểu thông tin trước khi con sang
Ngoài ra, khác với Việt Nam, ở Nhật khai giảng năm học mới vào tháng 4, bởi vậy cũng cần lưu ý thời điểm đưa con sang cũng như tính độ tuổi con vào lớp theo mốc thời gian tháng 4 này nhé.
Các thông tin liên quan đến sức khoẻ của con
Sau khi làm các thủ tục đăng ký nhận sổ mẹ con, thẻ trợ cấp y tế,…cho con tại quận/ thành phố, thường các quận sẽ phát một cuốn sổ sổ mẹ con.Trong đây sẽ có các thông tin hữu ích liên quan đến các phòng khám ở trong quận/thành phố, cũng như các nơi khám cuối tuần/ ngày lễ, các nơi thực hiện tiêm phòng và khám định kỳ,.... Bố mẹ cần nghiên cứu kỹ cuốn sổ này và ghi chú lại các thông tin dưới đây:
Nên tìm hiểu các phòng khám nhi gần nhà, hoặc gần ga, gần trường con theo học, cũng như có giờ khám muộn hoặc thuận tiện để cho con đi khám sau khi tan học.
+ Phòng khám cuối tuần/ ngày lễ
Cuối tuần, đặc biệt chủ nhật và các ngày lễ nhiều phòng khám nghỉ, bởi vậy bố mẹ cũng nên tra cứu trước về thông tin về các phòng khám cuối tuần/ ngày lễ để chủ động khi con ốm đột ngột. Tuỳ từng khu vực sẽ có các phòng khám đặc biệt do quận thực hiện để khám cho bé vào các ngày cuối tuần/ ngày lễ, hoặc phòng cấp cứu của các bệnh viện.
Ngoài ra, có dịch vụ khám tại nhà của các phòng khám (chi phí cao) hoặc dịch phụ khám tại nhà do hiệp hội y tế thực hiện
Việc học tập và sinh sống tại 1 quốc gia mới sẽ thật khó khăn đối với các bé trong thời gian đầu đến Nhật. Chính vì vậy, để các bé dễ dàng hòa nhập cuộc sống việc tiếp xúc với những người bạn cùng lứa tuổi sẽ giúp con hoà nhập cuộc sống nhanh hơn. Rất mong với các thông tin trên mà chúng tôi cung cấp ở trên, bố mẹ sẽ yên tâm hơn để đón con sang đoàn tụ, cũng như con nhanh chóng hoà nhập được với môi trường mới!
Đối với người lao động nước ngoài ở Nhật, việc lập gia đình và sinh con sẽ khá phức tạp, vì liên quan đến nhiều thủ tục như đăng ký khai sinh, xin cấp tư cách lưu trú cho con,…
Vậy các bước thực hiện như thế nào? Cùng Mintoku Work tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Thủ tục xin visa cho con tại Nhật khá phức tạp
Dù ở bất kỳ quốc gia nào, việc đầu tiên mà các bậc phụ huynh cần làm sau khi sinh con, là làm thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ.
Theo quy định của pháp luật Nhật Bản, thời gian hoàn thành thủ tục đăng ký khai sinh là trong vòng 14 ngày kể từ ngày sinh con.
Những trường hợp làm chậm sẽ phải nộp một tài liệu thông báo về thời gian đã trễ (期間経過通知) và có thể bị phạt tiền tối đa lên đến 5 man Yên (nếu việc đăng ký khai sinh chậm là do sơ suất).
Bước 1: Nhận giấy chứng sinh tại bệnh viện
Khi đứa trẻ chào đời, bệnh viện sẽ gửi cho người mẹ trẻ (hoặc người nhà) mẫu giấy khai sinh (出生証明書) để điền thông tin. Các mục bên trái của mẫu giấy dành cho bố và mẹ của bé viết. Phần bên phải sẽ là các thông tin do bác sĩ và nữ hộ sinh điền vào.
Những lưu ý khi điền mẫu giấy khai sinh:
Bước 2: Nộp các giấy tờ tại văn phòng chính phủ
Bạn đến văn phòng phường (区役所) hoặc tòa thị chính (市役所) nơi con bạn sinh ra hoặc nơi bạn đang tạm trú/thường trú, để điền tờ đơn đăng ký khai sinh (出生届の用紙), và nộp các giấy tờ cần thiết.
Bước 3: Nhận các giấy tờ quan trọng
Sau khi nộp xong các giấy tờ để đăng ký khai sinh, tên của con bạn sẽ được thêm vào hồ sơ cư trú/Jūminhyō (住民票). Tiếp đến, bạn sẽ nhận được mã lưu trú của con (住民コード).
Hãy giữ mã lưu trú cẩn thận để làm thủ tục xin visa cho con ở Cục xuất nhập cảnh. Qua vài ngày, My Number của con bạn sẽ được gửi qua đường bưu điện.
Trong ngày đăng ký khai sinh, đừng quên lấy “Giấy chứng nhận đăng ký khai sinh” (出生届受理証明書) và “Giấy chứng nhận các nội dung trong giấy khai sinh” (出生届記載事項証明書), cũng như 2 bản phiếu công dân (住民票) có ghi tên của cả gia đình để làm thủ tục xin visa cho con.
Các thủ tục khác như xin trợ cấp nuôi con (児童手当), đăng ký bảo hiểm y tế quốc gia (国民健康保険),… cũng có thể được thực hiện tại quầy của văn phòng phường, tòa thị chính.
Chuẩn bị các giấy tờ xin visa cho con ở Nhật