Bài Học Nhận Thức Và Hành Động Về Niềm Tin

Bài Học Nhận Thức Và Hành Động Về Niềm Tin

Chọn loại học bổngHọc bổng chính phủ CSCHọc bổng khổng tử CISHọc bổng tỉnhHọc bổng thành phốMột số loại học bổng khác

Chọn loại học bổngHọc bổng chính phủ CSCHọc bổng khổng tử CISHọc bổng tỉnhHọc bổng thành phốMột số loại học bổng khác

Cải thiện kaiwa với cách học shadowing hiệu quả

Video này mình hướng dẫn cách học shadowing cho những bạn còn chưa biết làm như thế nào. Hy vọng sẽ hữu ích cho mọi ...

Ngày 5/1/1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bí thư Tổng Quân ủy, Tổng Tư lệnh đến thăm Trung đoàn 57 đang đóng quân ở Ca Đình, Thanh Ba, Phú Thọ. Sau khi phân tích tình hình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra lệnh cho Đại đoàn điều Trung đoàn 57 cấp tốc hành quân lên Điện Biên Phủ tham gia chiến đấu [2].

Chấp hành mệnh lệnh của đồng chí Tổng Tư lệnh, Bộ Tư lệnh Đại đoàn đã nhanh chóng tổ chức cho Trung đoàn 57 hành quân gấp để kịp thời gian tham gia chiến đấu. Ngày 6/1/1954, Trung đoàn 57 và một số đơn vị trực thuộc của Đại đoàn xuất phát hành quân, vượt qua sông Hồng ở Yên Bái, theo đường công binh và thanh niên xung phong mới mở qua Lũng Lô, Nghĩa Lộ, Cò Nòi, Sơn La lên Điện Biên. Ngày 8/2/1954, sau hơn một tháng hành quân, đội hình của đơn vị đã có mặt đầy đủ ở Điện Biên, nhanh chóng bắt tay vào chuẩn bị chiến đấu, triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao.

Trong khi Trung đoàn 57 và các đơn vị trực thuộc của Đại đoàn đang chiến đấu quyết liệt tại Điện Biên Phủ, thì Trung đoàn 9 làm lực lượng dự bị ở Phú Thọ đã được Bộ Tổng Tư lệnh và Bộ Tư lệnh Đại đoàn giao nhiệm vụ hành quân cấp tốc lên Sơn La tiễu phỉ. Ngày 17/3/1954, Trung đoàn đã có mặt tại khu vực tác chiến. Sau khi tiêu diệt phỉ thắng lợi, không kịp nghỉ ngơi, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 9 tiếp tục hành quân cấp tốc tới Điện Biên Phủ. Ngày 25/4/1954, Trung đoàn đã có mặt đầy đủ ở phía tây Hồng Cúm, kịp thời cùng Trung đoàn 57 của Đại đoàn hợp sức bao vây tiêu diệt toàn bộ cụm cứ điểm này, góp phần quan trọng kết thúc thắng lợi Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Như vậy, bằng ý chí và quyết tâm, với tinh thần hết sức tích cực, khẩn trương, chủ động, sáng tạo, Đại đoàn 304 đã khắc phục những khó khăn về bảo đảm cơ động, hậu cần, kỹ thuật và chuẩn bị chiến trường để tổ chức, chỉ huy thành công các cuộc hành quân, cơ động lực lượng an toàn, đúng địa điểm, thời gian quy định cả về người và trang bị.

Thành công của Đại đoàn 304 trong việc tổ chức hành quân, cơ động lực lượng tham gia chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

Với khả năng cơ động nhanh, sự có mặt của Đại đoàn tại Mặt trận Điện Biên Phủ đã tạo bất ngờ lớn cho quân địch, bảo đảm cho Đại đoàn kịp thời làm công tác chuẩn bị và phối hợp với các đơn vị khác tiến công giành thắng lợi. Thành công của Đại đoàn 304 trong việc tổ chức hành quân, cơ động lực lượng tham gia chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

1 Thường xuyên coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, xây dựng ý chí quyết tâm của bộ đội trong quá trình hành quân, cơ động lực lượng.

Đây là một bài học và thành công nổi bật của Đại đoàn trong quá trình hành quân, cơ động lực lượng trong Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ. Thực tiễn cho thấy, ngay khi chính thức nhận lệnh hành quân, cơ động lực lượng thực hiện nhiệm vụ, Đại đoàn ủy, Bộ Tư lệnh Đại đoàn đã kịp thời quán triệt cho cấp ủy, cơ quan và cán bộ chủ trì các cấp hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nhiệm vụ của cuộc hành quân, cơ động lực lượng; xác định trách nhiệm chính trị, vai trò, vị trí của chỉ huy từng cấp, từng người. Đồng thời, yêu cầu lãnh đạo, chỉ huy các cấp làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, xây dựng ý chí quyết tâm cho bộ đội sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ mới là hành quân chiến đấu đường dài, mang vác nặng; làm cho cán bộ, chiến sĩ trong Đại đoàn luôn nhận rõ: Đại đoàn là đơn vị chủ lực, cơ động của Bộ, sẵn sàng nhận nhiệm vụ chiến đấu ở bất cứ nơi đâu, cơ động đến bất cứ chiến trường nào…; thấy rõ những thuận lợi cơ bản, cùng những khó khăn, thách thức, kiên quyết khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, nêu cao tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Mặc dù điều kiện thời gian làm công tác chuẩn bị hành quân, cơ động gấp, nhưng các nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành công tác giáo dục chính trị tư tưởng được vận dụng hết sức sáng tạo, linh hoạt, đa dạng và phong phú, phù hợp điều kiện hành quân, cơ động và thực tiễn các đơn vị, đặc điểm của bộ đội. Vì vậy, mọi chủ trương, chính sách, quyết tâm chiến lược của Đảng, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên, nhiệm vụ chiến đấu được giao đều được nhanh chóng quán triệt đến từng cán bộ, chiến sĩ, chuyển thành hành động cách mạng, thành ý chí quyết tâm chiến đấu. Tư tưởng ngại khó khăn, gian khổ, ngại hành quân xa, mang vác nặng, sợ hy sinh, tổn thất trong quá trình hành quân đã từng bước được giải quyết, bộ đội chấp hành nghiêm chỉ thị, mệnh lệnh, hành quân, cơ động vào vị trí tập kết và chiếm lĩnh xây dựng trận địa theo đúng kế hoạch, bảo đảm bí mật, an toàn.

Trong quá trình hành quân, cơ động lực lượng, đội ngũ cán bộ các cấp đã  thường xuyên bám sát đơn vị, nắm chắc diễn biến tư tưởng của bộ đội, kịp thời động viên bộ đội không ngại khó khăn, gian khổ, hi sinh, chấp hành nghiêm chỉ thị, mệnh lệnh của người chỉ huy và kỷ luật hành quân, quyết tâm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ chính trị của đơn vị.

Bộ đội ta kéo pháo vào chiến trường Điện Biên Phủ. (Ảnh tư liệu: TTXVN)

Bộ đội ta kéo pháo vào chiến trường Điện Biên Phủ. (Ảnh tư liệu: TTXVN)

Mặt khác, các đơn vị trong Đại đoàn luôn coi trọng làm tốt công tác thi đua khen thưởng, công tác bảo vệ an ninh, công tác dân vận, địch vận và công tác chính sách trong hành quân, cơ động lực lượng, qua đó góp phần tiếp thêm sức mạnh, lòng tin và ý chí quyết tâm để bộ đội ta vượt qua gian khổ, hành quân, cơ động đúng địa điểm, vượt thời gian quy định. Đặc biệt, công tác tuyên truyền cổ động được thực hiện có hiệu quả, kịp thời phổ biến, tuyên truyền tin thắng lợi của Đại đoàn, của cấp trên và của đơn vị bạn, nhất là tuyên truyền về những tấm gương hy sinh dũng cảm trong quá trình hành quân, cơ động lực lượng. Tiêu biểu như đồng chí Giá ở Tiểu đoàn 418 (Trung đoàn 57) đã hy sinh anh dũng trong quá trình kéo pháo vào trận địa, mặc dù bị thương rất nặng nhưng anh vẫn cố chịu đựng và động viên anh em “giữ chắc, không để pháo trôi xuống dốc”. Tấm gương dũng cảm của đồng chí Giá đã được toàn thể đơn vị phát động học tập và noi theo. Tiểu đoàn 418 đã “nén đau, dốc sức, đồng lòng vượt 4 quả đồi dài 10km đưa 12 khẩu pháo vào trận địa đúng thời gian quy định”[3].

2 Công tác tổ chức chỉ huy hành quân, cơ động lực lượng phải khoa học, chặt chẽ, cụ thể, sáng tạo và bảo đảm bí mật, an toàn.

Cuộc hành quân, cơ động của các các đơn vị trong Đại đoàn tổ chức trên 2 hướng: Hướng thứ nhất, Trung đoàn 9 và Trung đoàn 57 hành quân từ Thọ Xuân (Thanh Hóa) về phía tây lên Ngọc Lạc, Suối Bút, Mộc Châu rồi quay lại về hướng Đông qua Vạn Yên-Thanh Sơn, vượt sông Hồng về ém quân bí mật tại Sơn Nhiễu, Kiều Thôn, tỉnh Phú Thọ. Hướng thứ 2, Trung đoàn 66 hành quân từ Thọ Xuân (Thanh Hóa) theo tỉnh lộ vào tới Chu Lễ, Hương Khê, rồi vượt đèo Quắc và Dốc Trìm-Trẹo sang miền Bắc Trung Lào. Trên hai hướng hành quân, cơ động, với quãng đường dài hàng nghìn km đã có rất nhiều tình huống xảy ra ngoài dự kiến.

Mặc dù phải hành quân, cơ động chiến đấu gấp, Đại đoàn không có điều kiện tổ chức cho cán bộ đi nghiên cứu địa hình trước khi xây dựng kế hoạch hành quân tổng thể, nhưng việc xây dựng kế hoạch, phương pháp tổ chức đội hình hành quân, cơ động lực lượng được Đại đoàn tính toán khoa học, hợp lý, có các phương án điều chỉnh theo diễn biến thực tế.

Trong đó, lấy đơn vị cấp đại đội và tiểu đoàn để tổ chức, tiện cho chỉ huy hành quân và chỉ huy chiến đấu. Đại đoàn phân công cán bộ trực tiếp xuống chỉ đạo, giúp đỡ các tiểu đoàn, đại đội để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Đặc biệt, ngày thứ tư của cuộc hành quân, Tiểu đoàn 418 (Trung đoàn 57) được lệnh của cấp trên gấp rút cơ động lên trước để thực hiện nhiệm vụ kéo pháo vào trận địa. Tại Km60 Đường 41, do đường mới mở lầy lội, hố bom, hố pháo của địch bắn phá chưa kịp san lấp; dốc cao, đường trơn, bên núi cao, bên vực sâu, nếu sơ suất pháo có thể tụt dốc lao xuống suối... gây nhiều khó khăn đối với an toàn của bộ đội và đơn vị. Đồng chí Trung đoàn trưởng Nguyễn Cận đã trực tiếp xuống chỉ huy Tiểu đoàn 418 kéo pháo vào trận địa, bảo đảm bí mật, an toàn, đúng thời gian quy định.

Các đơn vị bộ binh cơ giới đang khẩn trương đưa bộ đội vào Điện Biên Phủ. (Ảnh: TTXVN)

Các đơn vị bộ binh cơ giới đang khẩn trương đưa bộ đội vào Điện Biên Phủ. (Ảnh: TTXVN)

Trong quá trình hành quân, cơ động, Đại đoàn đã chỉ đạo các đơn vị chủ động điều chỉnh, bổ sung kế hoạch ngoài dự kiến nếu có. Trên thực tế, đến ngày thứ tư của cuộc hành quân, Tiểu đoàn 418 (Trung đoàn 57) được lệnh của cấp trên phải gấp rút hành quân bằng ô-tô lên trước để tham gia kéo pháo, Đại đoàn đã nhanh chóng huy động 21 xe ô-tô đưa cả Tiểu đoàn với hơn 600 người vượt đèo cao và các đoạn đường mới mở còn rất lầy lội để hành quân đến địa điểm kéo pháo đúng quy định. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ kéo 12 khẩu pháo 105mm vào trận địa rồi lại kéo ra, Tiểu đoàn 418 không kịp nghỉ ngơi, nhanh chóng hành quân đến trú quân ở cửa rừng Hồng Lếnh, phía tây Hồng Cúm để tham gia chiến đấu[2]. Chỉ đạo các đơn vị luôn bám sát đội hình, giữ đúng cự ly, tốc độ hành quân; bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt, vững chắc trong suốt quá trình hành quân, cơ động; đội ngũ cán bộ chỉ huy các cấp thường xuyên kiểm tra, sâu sát bám nắm bộ đội, phân công, cắt cử những đồng chí có sức khỏe tốt sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ đồng đội yếu hơn mang vác vũ khí trang bị, lương thực, quân trang… nhằm bảo đảm hành quân được liên tục. Đồng thời, xử trí kịp thời các tình huống xảy ra, nhất là khi bị máy bay, pháo binh địch bắn phá vào đội hình hành quân gây thương vong, các đơn vị đã nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định tư tưởng, tổ chức, xốc lại đội hình để tiếp tục hành quân.

Cùng với đó, vấn đề phòng gian giữ bí mật, bảo đảm an toàn trong quá trình hành quân, cơ động lực lượng luôn được Đại đoàn đặc biệt coi trọng. Thực tiễn cho thấy, trong suốt quá trình hành quân, cơ động, Đại đoàn luôn chỉ đạo các đơn vị chấp hành và thực hiện tốt các quy định về phòng gian giữ bí mật, bảo đảm an toàn đội hình hành quân. Trong đó, chỉ đạo các đơn vị thường xuyên làm tốt công tác ngụy trang, nghi binh cho người cũng như các loại vũ khí, khí tài, trang bị, xe pháo; tổ chức các bộ phận cảnh giới, “tiền trạm” đi trước để nắm đường, nắm địch, liên hệ với cấp trên, đơn vị bạn và địa phương, chọn vị trí nghỉ tạm dừng chân cho các chặng hành quân... Đặc biệt, quán triệt và thực hiện tốt phương châm “Đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”. Mỗi lần các đơn vị của Đại đoàn tạm dừng vào vị trí trú quân, các bộ phận nhanh chóng chiếm lĩnh địa hình có lợi, tổ chức xây dựng công sự trận địa, phân công cảnh giới, quan sát nắm địch; các hầm trú ẩn, hố công sự chiến đấu, đường mòn vào nơi trú quân đều được bộ đội ta kiểm tra, ngụy trang kín đáo. Sau khi rời khỏi vị trí trú quân, nhanh chóng tổ chức san lấp, xóa dấu vết. Bộ phận nuôi quân của các đơn vị ngày nào cũng phải đào bếp Hoàng Cầm và thường xuyên thay đổi vị trí để tránh máy bay trinh sát của địch phát hiện…

Nhờ thực hiện tốt các biện pháp này, Đại đoàn luôn bảo đảm được yếu tố bí mật ngay từ khi nhận lệnh xuất phát hành quân cho đến khi vào vị trí tập kết theo quy định, đồng thời hạn chế thấp nhất những thương vong do máy bay, pháo binh địch bắn phá trong suốt quá trình hành quân, cơ động lực lượng.

3 Bảo đảm tốt công tác hậu cần, kỹ thuật trong suốt quá trình hành quân, cơ động lực lượng.

Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hành quân, cơ động lực lượng, công tác bảo đảm về hậu cần, kỹ thuật có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Chấp hành mệnh lệnh hành quân, Đại đoàn phải thực hiện trong điều kiện thời gian làm công tác chuẩn bị gấp, quân số đông, nhiều loại vũ khí, trang bị kỹ thuật, thời gian hành quân, cơ động đến vị trí tập kết và chiếm lĩnh xây dựng trận địa kéo dài… Do vậy, nhu cầu bảo đảm về hậu cần, kỹ thuật trong quá trình hành quân, cơ động của Đại đoàn là rất lớn. Đại đoàn ủy - Bộ Tư lệnh Đại đoàn đã kịp thời chỉ đạo các cơ quan, đơn vị bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, dồn tất cả các phương tiện để bảo đảm vận chuyển vật chất; phân công cán bộ đi trước nắm tình hình, liên hệ hiệp đồng với Tổng cục Cung cấp, trực tiếp là các tuyến hậu cần chiến dịch của trên, các kho, trạm hậu cần, kỹ thuật trên trục đường hành quân vào vị trí tập kết để khai thác hậu cần, kỹ thuật tại chỗ… Đồng thời, chủ động phối hợp các địa phương dọc đường hành quân để khai thác tạo nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm góp phần nâng cao đời sống bộ đội. Thực tiễn, các trung đoàn đã chủ động tổ chức lực lượng vào các bản, làng mua thêm hàng chục tấn lương thực, thực phẩm, góp phần bảo đảm được đầy đủ, kịp thời, liên tục mọi mặt hậu cần của các đơn vị.

Trong điều kiện hành quân dài ngày, địa hình rừng núi, có nhiều ổ dịch sốt rét, sốt mò, khí hậu khắc nghiệt… Đại đoàn đã chỉ đạo công tác hậu cần, nhất là ngành quân y thực hiện tốt việc vệ sinh phòng dịch, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe bộ đội trong quá trình hành quân, kiên quyết không để các dịch bệnh phát sinh và lây lan; chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác kiểm tra, giáo dục động viên bộ đội thực hiện nghiêm quy định “ăn chín, uống sôi”, phong trào thi đua ba tốt “ăn tốt, ngủ tốt, đi tốt bảo vệ đôi chân”. Đặc biệt, khi bị máy bay, pháo binh địch bắn phá vào đội hình hành quân, nếu có thương vong, tổ chức cứu chữa kịp thời, hạn chế tỷ lệ tử vong, tàn phế, rút ngắn thời gian điều trị, phục hồi khả năng chiến đấu cho bộ đội. Thường xuyên chỉ đạo công tác kỹ thuật, tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa xe pháo, khắc phục hỏng hóc, bổ sung xăng dầu, trang thiết bị kịp thời, bảo đảm hành quân, cơ động liên tục, dài ngày.

4 Phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với địa phương và đơn vị bạn, đồng thời phát huy hiệu quả sức mạnh tại chỗ trong quá trình hành quân, cơ động lực lượng.

Đây cũng là một trong những bài học bảo đảm cho Đại đoàn 304 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hành quân, cơ động lực lượng. Khi tổ chức hành quân, cơ động chiến đấu đường dài trên một chiến trường mà ta chưa nắm chắc tình hình mọi mặt, ngoài việc tranh thủ sự giúp đỡ chỉ đạo và chi viện của cấp trên, thì quan hệ hiệp đồng chặt chẽ với địa phương, đơn vị bạn, đồng thời phát huy hiệu quả sức mạnh tại chỗ nhằm khai thác mọi tiềm năng sẵn có (lực lượng, phương tiện, vật chất, dẫn đường, nắm địch... ), tạo nên sức mạnh tổng hợp, góp phần bảo đảm và hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong suốt quá trình hành quân, cơ động, hoặc ở mỗi chặng đường hành quân nhất định, Đại đoàn đã luôn chủ động phát huy tinh thần đoàn kết, hiệp đồng chặt chẽ, tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ to lớn cả về vật chất và tinh thần của đảng bộ, chính quyền, nhân dân, lực lượng vũ trang địa phương và các đơn vị bạn.

Suốt dọc đường hành quân, ở bất cứ nơi nào, bộ đội ta cũng luôn luôn nhận được sự chi viện tích cực, to lớn của địa phương với tình cảm đoàn kết gắn bó quân-dân mật thiết. Đó chính là sức mạnh của chiến tranh nhân dân, của “thế trận lòng dân”.

Trên đoạn đường từ Sơn La lên Điện Biên, nhất là càng gần đến Điện Biên, máy bay và pháo binh địch thường xuyên oanh tạc, bắn phá rất ác liệt, nhưng đồng bào các dân tộc Tây Bắc vẫn không sợ hy sinh, nô nức đi sửa chữa cầu đường; vừa giúp đỡ bộ đội về lương thực, thực phẩm, thuốc men vừa cùng với bộ đội vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí đạn dược, thương binh, tử sĩ; nắm tình hình, chỉ dẫn đường và đảm nhiệm công tác liên lạc… Tinh thần tích cực, chủ động của các lực lượng tại chỗ đã giúp cho cuộc hành quân, cơ động của Đại đoàn rất thuận lợi. Suốt dọc đường hành quân, ở bất cứ nơi nào, bộ đội ta cũng luôn luôn nhận được sự chi viện tích cực, to lớn của địa phương với tình cảm đoàn kết gắn bó quân-dân mật thiết. Đó chính là sức mạnh của chiến tranh nhân dân, của “thế trận lòng dân”, tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị trong Đại đoàn đến địa điểm an toàn, đúng thời gian quy định, kịp thời bố trí lực lượng, cùng với các lực lượng khác giành thắng lợi trong cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Hơn 10 năm trở lại đây, nét văn hóa hầu đồng đang bị lạm dụng, biến tướng. Trên thực tế, có nhiều thanh đồng (là những đồng đú, đồng đua) thường đem thần linh ra hù dọa con nhang, đệ tử, khiến họ lo sợ. Lợi dụng tâm lý hoang mang của một số người khi bị ốm đau, bệnh tật, làm ăn lụn bại… thậm chí có “thầy” bói còn phán rằng, nếu đến ngày này, tháng kia mà không trình đồng mở phủ thì sẽ bị chết… nhiều người đã sống dở, chết dở vì gặp phải những đồng đua, đồng đú… như vậy.

Một giá hầu đồng ở đền Rừng (Long Biên, Hà Nội).

Liên tiếp gặp nhiều biến cố trong cuộc sống, với tâm lý “có bệnh thì vái tứ phương”, nên chị Nguyễn Thị N. đến gặp một thanh đồng. Vừa nghe chị kể qua về hoàn cảnh, vị thanh đồng này đã “phán” ngay, chị “căn” nặng lắm, cô Chín đày đấy, phải làm lễ hầu thánh mới “giải” được nạn này. Rồi thanh đồng này cũng “phán” luôn, phải mất ít nhất 200 triệu đồng làm lễ thì mới giải được “căn”.

Vội vã tin vào lời “thầy” phán, chị N. đã chạy vạy vay mượn để “hầu thánh”. Đến buổi hầu đồng, chị N chở một xe ô tô những lễ vật dâng cúng, gồm bánh kẹo, nhiều nhất là đồ mã, lên tới vài chục triệu đồng. Bên cạnh đó, còn hàng xấp tiền từ mệnh giá nhỏ đến lớn để phát lộc… Nhưng “lộc” đâu chưa thấy, chỉ thấy gia đình chị liêu xiêu vì phải chạy vạy khắp nơi vay tiền làm lễ.

Trên thực tế, những trường hợp con nhang đệ tử bị các thầy đồng lợi dụng thần thánh để dọa nạt vòi tiền xảy ra rất nhiều. Bà Lê Thị Hạnh, Trưởng Ban quản lý di tích đền Rừng (quận Long Biên) thừa nhận, đa số các thanh đồng là người tốt, nhưng cũng có nhiều thanh đồng lợi dụng thần thánh yêu cầu con nhang đệ tử phải làm thế này, phải thế kia, nếu không sẽ ốm đau, bệnh tật, làm ăn sa sút…

Bà Hạnh xót xa: “Có những giá đồng riêng tiền đồ mã đã lên đến 40 - 50 triệu đồng, vừa lãng phí tiền của, vừa ô nhiễm môi trường, gây nguy cơ cháy nổ cao. Nếu số tiền này chúng ta dành để công đức các đền, các chùa còn cần kinh phí xây dựng, công đức cho các tổ chức xã hội trẻ em nghèo, mồ côi, khuyết tật… có ý nghĩa hơn nhiều”.

Ông Lưu Ngọc Đức khuyên: Các con nhang đệ tử, có tín ngưỡng nhưng đừng mê tín quá. Cái gì có tình, có lý thì nghe, không nên ngộ nhận, cũng không nên bị dọa mà sợ, rồi cố nghe theo để rồi tan cửa nát nhà. “Các cụ xưa dạy rằng, “tùy thí đắc thụ”, “Giầu kép hẹp đơn”, có nghĩa là các đệ tử cứ tùy tâm mình, thậm chí chỉ cần bông hoa bát nước cũng được, không cần cầu kỳ. Ngay cả việc đốt đồ mã nhiều là không đúng, vì xưa các cụ không đốt vàng mã nhiều như bây giờ”.

Ông Lưu Ngọc Đức, thủ nhang Lảnh Giang vọng từ, phố Hàng Hành, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), một thanh đồng lâu năm than: “Bây giờ hầu đồng phức tạp quá, bản thân tôi trong nghề cũng thấy vô cùng phức tạp, bất bình trước những biến tướng lệch lạc nó, nhất là việc dọa dẫm con nhang, đệ tử để trục lợi đang xuất hiện nhan nhản hiện nay”.

Theo ông Đức, bên cạnh việc thương mại hóa, lợi dụng tín ngưỡng để kiếm tiền, việc thực hành nghi lễ hầu đồng hiện nay còn bị biến dạng về nhiều mặt. Đầu tiên là về y phục. Truyền thống người Việt Nam vốn ưa nhẹ nhàng, giản dị. Đối với nam là khăn xếp, áo dài dưới có đai thắt. Nữ vấn tóc, trâm cài lược giắt đơn giản.

“Bây giờ, nhiều thanh đồng ông thì đội mũ tai ngang, ông thì tai thẳng, có ông đầu đội mũ chân đi hia, đến nỗi chúng tôi không biết đó là thánh Tàu hay thánh ta. Còn có vị thanh đồng hầu giá cô Bơ, mà mặc chiếc váy dài đến 5m, đầu thì búi tóc trông như bánh sừng bò, chổng ngược lên trên, trông không khác gì Dương Quý Phi hay là Chiêu Quân của Trung Quốc, ngày xưa các cụ làm gì có mốt ấy”, ông Đức bức xúc.

Một số thanh đồng khác thì bức xúc về việc nhiều thanh đồng sử dụng vũ đạo không đúng quy chuẩn. Ngày xưa vũ đạo đơn giản nhưng trang nghiêm, động tác cũng yểu điệu. Còn bây giờ, nhiều người sử dụng vũ đạo nặng về biểu diễn, không ít người cho rằng lên đồng để vui, nên tha hồ nhảy múa loạn cả lên.

Ngay cả các cung văn (những người hát chầu văn tại các buổi hầu đồng) hiện nay cũng bị lệch lạc. NSƯT Văn Ty cho biết, hiện nay, một số sinh viên các trường ca múa nhạc, nghệ sỹ tại các đoàn nghệ thuật cũng tham gia hát chầu văn và mặc sức chế lời.

Có cung văn còn đưa cả những bài hát “Hoa Chăm pa”, “Lý qua cầu” hay dân ca quan họ… vào hầu đồng, khiến cho vốn chầu văn cổ đang bị mai một, biến dạng. Ngay cả lời phán truyền cũng bị biến tấu lệch lạc, thậm chí có ông đồng còn “phán” sau giá này về bán được 5 miếng đất lãi mấy tỷ, rồi sau vấn này về trúng số, trúng đề… vô cùng phi lý và phản cảm.

Việc nhiều ông đồng, bà đồng lợi dụng lòng tin, lợi dụng các di tích đền phủ, lợi dụng các sinh hoạt nghi lễ và lễ hội để lừa bịp, kiếm tiền bất chính, làm biến dạng những giá trị tốt đẹp của tín ngưỡng thờ Mẫu đã khiến một nhà nghiên cứu văn hóa kỳ cựu phải đau xót mà thốt lên rằng, “nhiều đền, phủ bây giờ không còn là nơi để nhân dân thực hành tín ngưỡng nữa, mà nó đã trở thành ‘cơ sở kinh doanh tín ngưỡng’, là nơi kiếm tiền và làm giàu của một số đối tượng được giao trông coi di tích rồi”.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín (Sacombank) chuẩn bị bước sang tuổi 32 đầy bản lĩnh và tự hào. Niềm tin, sự đồng hành của các đối tác, cổ đông và hàng triệu khách hàng là động lực lớn lao để Sacombank tiếp bước thành công với những mục tiêu, chiến lược dài hạn phía trước.

Vị thế, uy tín không ngừng tăng cao

Tính đến hết tháng 11/2023, Sacombank đang phục vụ đến 18 triệu khách hàng, bao phủ tất cả phân khúc từ khách hàng phổ thông đến khách hàng cao cấp, từ khách hàng cao tuổi đến thế hệ Gen Z.

Lượng khách hàng mới không ngừng tăng lên mỗi ngày và thành quả ấy đến từ những nỗ lực không ngừng nghỉ của Sacombank với những chiến lược dài hơi nhằm nâng cấp toàn diện hệ sản phẩm-dịch vụ, chất lượng phục vụ… đem đến giá trị tối ưu nhất cho mọi khách hàng.

Từng là một trong những ngân hàng đầu tiên được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh với vốn điều lệ chỉ 3 tỷ đồng, Sacombank hiện trở thành một ngân hàng lớn mạnh về cả quy mô và tầm vóc; uy tín, niềm tin và giá trị thương hiệu ngày càng vững mạnh cả trong, ngoài nước.

Từ 100 nhân viên khi mới thành lập, đội ngũ nhân sự của Sacombank hiện đã vượt mốc 18.000, trở thành mảnh ghép không thể thiếu trong quá trình kiến tạo sức mạnh nội lực mà ngân hàng này luôn tự hào.

Năm 2020, Sacombank lọt tốp 500 thương hiệu ngân hàng lớn nhất toàn cầu do Brand Finance (Anh) công bố. Và liên tục trong các năm sau đó, Sacombank không ngừng nâng cao vị thế nhờ những nỗ lực vượt trội trong quá trình tái cơ cấu, nâng cao năng lực quản trị điều hành cũng như thúc đẩy Chuyển đổi Số mạnh mẽ hoạt động ngân hàng.

Đến năm 2023, Sacombank tăng 47 bậc trong bảng xếp hạng này, vươn lên vị trí 355 toàn cầu. Cũng trong năm nay, tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế Moody's nâng xếp hạng tín nhiệm của Sacombank từ “ổn định” lên “tích cực”, ghi nhận năng lực tín dụng liên tục được cải thiện nhờ xử lý nợ xấu và tài sản tồn đọng.

Vừa qua, Giải thưởng Asia Pacific Enterprise Awards (APEA) 2023 cũng vinh danh Sacombank ở 2 hạng mục Doanh nghiệp xuất sắc châu Á và Thương hiệu Truyền cảm hứng bởi những thành tích nổi bật trong kinh doanh, song song với việc tạo ra các giá trị tốt đẹp cho cộng đồng và xã hội.

Việc liên tục nhận được các giải thưởng danh giá trong nước và quốc tế, một lần nữa khẳng định những nỗ lực không ngừng của Sacombank trong việc củng cố giá trị nội tại, nâng cao năng lực cạnh tranh, vị thế, uy tín của một ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Cũng như đóng góp tích cực vào sự ổn định, phát triển bền vững của ngành ngân hàng và nền kinh tế đất nước.

Dựng xây niềm tin từ những đóng góp tận tâm

Không chỉ nâng cao uy tín thương hiệu, Sacombank ngày càng chiếm trọn tình cảm, niềm tin của hàng triệu khách hàng nhờ vào sự thấu hiểu, đồng hành và hỗ trợ tận tâm.

Ngoài tiên phong đưa ra thị trường các sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng những nhu cầu và trải nghiệm tài chính ngày càng đa dạng, Sacombank còn tiên phong chia sẻ khó khăn cùng khách hàng trong giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều trở ngại. Ngân hàng đã tiến hành cơ cấu nợ cho các khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên từng địa bàn, triển khai nhiều chương trình khuyến mại, hỗ trợ lãi suất, miễn giảm phí giao dịch... để kịp thời giảm gánh nặng chi phí, trở thành chỗ dựa vững chắc cho khách hàng “vượt sóng” thành công.

Song song đó, thực hiện sứ mệnh “Đồng hành cùng phát triển,” ngay từ những ngày đầu thành lập, Sacombank đã khởi động và duy trì thành công nhiều chương trình thường niên hướng đến cộng đồng. Đến nay, Sacombank đã có 20 năm đồng hành cùng Quỹ học bổng “Sacombank - Ươm mầm cho những ước mơ” với hơn 42.000 suất học bổng đã được trao đến các em học sinh, sinh viên trên cả nước.

Cũng qua 20 năm, Sacombank đã dành ra hơn 85,3 tỷ đồng để chia sẻ khó khăn và mang niềm vui đến cho các hoàn cảnh còn khó khăn mỗi dịp Tết đến Xuân về trong chương trình “Ấm tình mùa Xuân.”

Hay 11 năm thực hiện chương trình Hiến máu nhân đạo “Sacombank - Chia sẻ từ trái tim” với hàng nghìn đơn vị máu được tập thể cán bộ nhân viên Sacombank hiến tặng. Những năm gần đây, ngân hàng còn tích cực đóng góp xây dựng các công trình trường học, nhà văn hóa, cầu đường, nhà vệ sinh công cộng chất lượng cao; các chương trình mang điện, đèn đường; nước sạch, giếng khoan đến nhiều vùng còn khó khăn...

Tất cả những việc làm ấy đã hòa quyện trở thành nét bản sắc và văn hóa doanh nghiệp đặc trưng mà Sacombank xây dựng và đúc kết 32 năm qua.

Nâng tầm trải nghiệm Số - tạo giá trị khác biệt

Để khẳng định vị thế và tạo nên dấu ấn ngày càng đậm nét trong lòng khách hàng, Sacombank đã tiên phong đem đến những trải nghiệm mới và khác biệt cho 18 triệu khách hàng của mình. Trong đó, lượng khách hàng số tại Sacombank chiếm gần 70% và con số này không ngừng tăng lên mỗi ngày.

Từ nhiều năm qua, ngân hàng đã triển khai chiến lược Số hóa toàn diện, đưa công nghệ vào các sản phẩm-dịch vụ, quy trình quản trị-vận hành. Theo đó, chiến lược Chuyển đổi Số được Sacombank triển khai thông qua 4 trụ cột, gồm: Hạ tầng công nghệ; giải pháp số hóa toàn diện; sản phẩm - dịch vụ Số; con người và tư duy số nhằm phục vụ hai mục tiêu chính là tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng và nâng cao năng lực quản trị, năng suất lao động của cán bộ nhân viên.

Nhiều công nghệ đã được Sacombank tiên phong cung cấp đến khách hàng, điển hình như: Ứng dụng Ngân hàng Số Sacombank Pay tích hợp mọi dịch vụ tài chính cá nhân; mở tài khoản thanh toán bằng công nghệ eKYC, mở thẻ thanh toán/thẻ tín dụng phi vật lý có ngay trong 5s; thanh toán không tiếp xúc bằng thẻ với Apple Pay, Google Pay, Samsung Pay; quét QR thanh toán, chuyển tiền, rút tiền nhanh chóng; công nghệ Tap to Phone cho phép đơn vị chấp nhận thẻ sử dụng thiết bị di động Android như một máy POS để thanh toán không tiếp xúc; công nghệ NFC cho phép khách hàng dùng smartphone (Android) cài đặt Sacombank Pay để thanh toán không tiếp xúc trên máy POS/mPOS…

Với các khách hàng doanh nghiệp có thể mở tài khoản thanh toán thông qua công nghệ eKYC cùng dịch vụ tài khoản Business eCombo đáp ứng mọi nhu cầu tài chính; công nghệ thanh toán thẻ contactless; công nghệ Tap to Phone; ứng dụng Ngân hàng Số tích hợp mọi dịch vụ tài chính đặc biệt như bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế trực tuyến, dịch vụ Swift GPI theo dõi hành trình lệnh chuyển tiền hay dịch vụ kiểm tra thông tin tài khoản trước thanh toán - Swift Pre-validation...

Bên cạnh đó, Sacombank còn có các dịch vụ quản lý dòng tiền phù hợp hệ khách hàng đặc thù như: Dịch vụ thu Bill Collection, dịch vụ thu hộ có đối soát tự động, dịch vụ chi API… giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình quản lý công nợ, tiết giảm chi phí quản lý hệ thống nhưng vẫn đảm bảo tính minh bạch, chính xác, kịp thời.

Gần đây, Sacombank cũng đã đưa máy giao dịch thông minh STM (Smart Teller Machine) vào hoạt động với nhiều tiện ích vượt trội như giao dịch bằng giọng nói và tương tác chạm; giao diện hiện đại, thân thiện, dễ sử dụng. Tại STM, khách hàng có thể mở tài khoản thanh toán, nộp/rút tiền mặt bằng thẻ/căn cước, mở/rút/tất toán tiết kiệm trực tuyến, nạp/rút tiền bằng mã QR, phát hành nhanh thẻ thanh toán và in thẻ vật lý…

STM là một phần của không gian trải nghiệm Số - Digizone thuộc Dự án chi nhánh thông minh mà Sacombank đang xây dựng với mong muốn khách hàng trải nghiệm các công nghệ tài chính mới và hiện đại nhất.

Ngoài ra, trong thời gian tới Sacombank sẽ đưa vào vận hành nền tảng Contact Center thế hệ mới tích hợp AI, hoạt động đa kênh, thông suốt 24/7 đảm bảo phục vụ khách hàng nhanh chóng; ngân hàng số hợp kênh Omnichannel tạo ra trải nghiệm đồng bộ và liền mạch cho khách hàng trên nhiều kênh giao tiếp khác nhau; khung quản trị chất lượng dữ liệu; hệ thống kiến trúc Microservices và hệ sinh thái APIs… tất cả vì mục tiêu nâng cao trải nghiệm giao dịch số của khách hàng.

Sẵn sàng cho các mục tiêu phát triển mới

Năm 2023 là năm bản lề với nhiều mục tiêu chiến lược được Sacombank tích cực triển khai. Tuy có nhiều khó khăn và thách thức từ tác động của kinh tế vĩ mô nói chung và của cả ngành kinh tế-tài chính Việt Nam nói riêng. Nhưng bằng sự năng động và sáng tạo, Sacombank đang phát huy hiệu quả trong hoạt động kinh doanh với những chỉ tiêu tài chính tăng trưởng ấn tượng, các chỉ số an toàn tăng cao, đảm bảo tuân thủ theo các chuẩn mực quốc tế.

Nhìn lại chặng hành trình 7 năm qua, Sacombank đã xử lý dứt điểm phần lớn các vấn đề tồn tại, hoàn thành các mục tiêu trọng yếu của Đề án. Cụ thể, tính đến hết tháng 11/2023, Sacombank đã thu hồi, xử lý được hơn 92.600 tỷ đồng, trong đó hơn 72.000 tỷ đồng là các khoản thuộc Đề án, đạt 84% kế hoạch tổng thể đề án đến năm 2025. Nhờ đó, nợ xấu và tài sản tồn đọng thuộc đề án giảm 75%, giảm tỷ trọng trong tổng tài sản từ 28,1% (năm 2016) xuống còn 3,5%.

Dù đang trong giai đoạn tái cơ cấu từ năm 2017 đến nay, tổng tài sản của Sacombank tăng gần 98%, chất lượng tài sản cải thiện mạnh mẽ với tài sản có sinh lời tăng hơn 168%, chiếm tỷ trọng 91,7% trong tổng tài sản, tăng 24 điểm phần trăm.

“Với kết quả kinh doanh và xử lý những vấn đề còn tồn đọng hiệu quả, Sacombank tự tin về đích Đề án tái cơ cấu trong nửa đầu năm 2024. Sau đó, với tầm nhìn dài hạn hướng tới sự phát triển bền vững, Sacombank sẽ bước vào một giai đoạn phát triển mới với nhiều mục tiêu cao hơn,” đại diện Sacombank chia sẻ.

Có thể nói Sacombank ngày nay đã trở thành một phiên bản vượt trội so với thời điểm mới thành lập. Tuy nhiên, một điều không hề thay đổi chính là chiến lược xuyên suốt, đặt sự thành công của ngân hàng luôn song hành với lợi ích gia tăng của cộng đồng và xã hội. Chính sự tín nhiệm, đồng hành của khách hàng, đối tác và cổ đông đã trở thành những mảnh ghép quan trọng để tạo nên sự thành công rực rỡ của Sacombank trong 31 năm qua.

Và ở tuổi 32, Sacombank đã có đầy đủ sự tự tin chào đón một tương lai mới tươi sáng với những giá trị vươn tầm hơn, chạm tới những thành tựu đáng kiêu hãnh hơn./.