Hiện nay không có quy định cụ thể về thương binh hạng 3, tuy nhiên dựa trên tinh thần của Nghị định số 236-HĐBT (hiện đã hết hiệu lực) thì thương binh hạng 3 được hiểu là: Thương binh mất từ 41 - 60% sức lao động do thương thật và mất khả năng lao động mức trung bình.
Hiện nay không có quy định cụ thể về thương binh hạng 3, tuy nhiên dựa trên tinh thần của Nghị định số 236-HĐBT (hiện đã hết hiệu lực) thì thương binh hạng 3 được hiểu là: Thương binh mất từ 41 - 60% sức lao động do thương thật và mất khả năng lao động mức trung bình.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14 về chế độ ưu đãi cho thân nhân của thương binh, cụ thể chế độ ưu đãi về BHYT được áp dụng đối với:
- Che/mẹ đẻ, vợ/chồng, còn từ đủ 06 tuổi - chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi mà còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng/khuyết tật đặc biệt của thương binh tỷ lệ thương tổn cơ thể từ 61% trở lên.
- Người phục vụ cho thương binh có tỷ lệ thương tổn từ 81% trở lên sống ở gia đình.
Theo đó, pháp luật chỉ quy định vợ của thương binh có tỷ lệ thương tổn từ 61% trở lên thuộc đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi về BHYT mà không phân biệt thương binh còn sống hay đã chết.
Do đó, vợ của thương binh vẫn sẽ tiếp tục được hưởng ưu đãi BHYT khi thương binh mất.
*Thủ tục hưởng chế độ trợ cấp tuất hàng tháng, trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng khi thương binh chết:
Theo Điều 124 Nghị định 131/2021/NĐ-CP, thủ tục để được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng, trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng khi thương binh tỷ lệ tổn thương từ 61% trở lên chết thực hiện như sau:
Bước 1: Thân nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gửi cho UBND cấp xã nơi thương binh thường trú trước khi chết gồm các giấy tờ:
- Bản khai để được giải quyết chế độ ưu đãi khi người có công từ trần (sử dụng mẫu số 12 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP).
- Giấy báo tử/trích lục khai tử (bản sao y).
Bước 2: UBND cấp xã trong vòng 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, có trách nhiệm thực hiện:
- Cấp giấy xác nhận trong trường hợp sống cô đơn/không còn thân nhân.
- Với con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi mà không có thu nhập hằng tháng hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn thì thực hiện Cấp giấy xác nhận thu nhập và giấy xác nhận tình trạng khuyết tật.
- Gửi hồ sơ trên đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi thương binh thường trú trước khi chết.
Bước 3: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra và lập danh sách các trường hợp đáp ứng điều kiện được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng gửi cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (là nơi quản lý hồ sơ).
Bước 4: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong vòng 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ có trách nhiệm đối chiếu và ghép hồ sơ người có công mà đơn vị đang quản lý với hồ sơ đề nghị được hưởng trợ cấp tuất để ban hành quyết định trợ cấp.
*Thủ tục hưởng chế độ trợ cấp một lần khi thương binh chết:
Theo Điều 123 Nghị định 131/2021/NĐ-CP, thủ tục để được hưởng trợ cấp một lần khi thương binh tỷ lệ tổn thương từ 61% trở lên chết thực hiện như sau:
Bước 1: Thân nhân của thương binh có trách nhiệm: Lập bản khai áp dụng Mẫu số 12 Phụ lục I ban hành kèm Nghị định 131/2021/NĐ-CP kèm theo giấy báo tử/trích lục khai tử (bản sao y) gửi cho UBND cấp xã nơi quản lý hồ sơ của thương binh
Bước 2: UBND cấp xã trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ có trách nhiệm xác nhận bản khai, đồng thời lập danh sách gửi cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
Bước 3: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, đồng thời lập danh sách kèm theo hồ sơ và gửi cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Bước 4: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong vòng 12 ngày tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ có trách nhiệm ban hành quyết định về việc chấm dứt chế độ đối với thương binh theo Mẫu số 72 của Phụ lục I ban hành kèm Nghị định 131/2021/NĐ-CP và quyết định về việc giải quyết trợ cấp một lần theo Mẫu số 74 Phụ lục I ban hành kèm Nghị định 131/2021/NĐ-CP; đồng thời thực hiện việc ghép, lưu hồ sơ.
*Thủ tục hưởng chế độ trợ cấp mai táng khi thương binh chết:
Theo Điều 122 Nghị định 131/2021/NĐ-CP, thủ tục để được hưởng trợ cấp mai táng khi thương binh tỷ lệ tổn thương từ 61% trở lên chết thực hiện như sau:
Bước 1: Cá nhân/tổ chức thực hiện mai táng cho thương binh có trách nhiệm lập bản khai theo Mẫu số 12 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP kèm theo giấy báo tử/trích lục khai tử (bản sao y) gửi cho UBND cấp xã nơi quản lý hồ sơ gửi đến UBND cấp xã nơi cấp giấy báo tử của thương binh.
Bước 2: UBND xã trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ có trách nhiệm xác nhận bản khai, đồng thời lập danh sách gửi cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
Bước 3: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra và lập danh sách kèm theo hồ sơ gửi cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Bước 4: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong vòng 12 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ có trách nhiệm ban hành quyết định về việc chấm dứt chế độ ưu đãi đối với thương binh theo Mẫu số 72 của Phụ lục I ban hành kèm Nghị định 131/2021/NĐ-CP và quyết định về việc giải quyết trợ cấp một lần theo Mẫu số 74 Phụ lục I ban hành kèm Nghị định 131/2021/NĐ-CP; đồng thời thực hiện việc ghép, lưu hồ sơ.
Trên đây là những thông tin về Thương binh khi chết được hưởng chế độ gì?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài
Theo Mục IV Hướng dẫn 56-HD/VPTW năm 2015 quy định mức tặng thưởng kèm theo Huy hiệu Đảng, cụ thể như sau:
- Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng : tiền thưởng kèm theo bằng 1,5 lần mức tiền lương cơ sở.
- Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng : tiền thưởng kèm theo bằng 2,0 lần mức tiền lương cơ sở.
- Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng : tiền thưởng kèm theo bằng 3,0 lần mức tiền lương cơ sở.
- Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng : tiền thưởng kèm theo bằng 3,5 lần mức tiền lương cơ sở.
- Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng : tiền thưởng kèm theo bằng 5,0 lần mức tiền lương cơ sở.
- Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng : tiền thưởng kèm theo bằng 6,0 lần mức tiền lương cơ sở.
- Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng : tiền thưởng kèm theo bằng 8,0 lần mức tiền lương cơ sở.
- Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng : tiền thưởng kèm theo bằng 10,0 lần mức tiền lương cơ sở.
- Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng : tiền thưởng kèm theo bằng 15,0 lần mức tiền lương cơ sở.
Như vậy, ông bạn được hưởng Huy hiệu Đảng 60 năm tuổi đảng thì ông bạn được hưởng tiền thưởng bằng 5,0 lần mức tiền lương cơ sở, tức là 6 x 1.490.000 = 7.450.000 đồng.
Theo Quy định 29-QĐ/TW năm 2016 thì:
27.3- Tiêu chuẩn, đối tượng và thủ tục khen thưởng
a) Tiêu chuẩn, đối tượng tặng Huy hiệu Đảng:
Những đảng viên hoạt động cách mạng lâu năm, giữ gìn được tư cách đảng viên, có đủ 30 năm, 40 năm, 45 năm, 50 năm, 55 năm, 60 năm, 65 năm, 70 năm, 75 năm, 80 năm, 85 năm, 90 năm tuổi đảng trở lên thì được tặng Huy hiệu Đảng. Đảng viên đã từ trần, nếu thời gian tham gia sinh hoạt đảng có đủ tuổi đảng như nêu trên thì được truy tặng Huy hiệu Đảng. Tại thời điểm xét tặng Huy hiệu Đảng, đảng viên bị kỷ luật về Đảng từ hình thức cảnh cáo trở lên thì chưa được xét tặng; sau 6 tháng (đối với kỷ luật cảnh cáo), 1 năm (đối với kỷ luật cách chức), nếu sửa chữa tốt khuyết điểm sẽ được xét tặng Huy hiệu Đảng. Đảng viên bị bệnh nặng có thể được xét tặng Huy hiệu Đảng sớm, nhưng thời gian xét tặng sớm không được quá một năm so với thời gian quy định.
Như vậy, theo quy định này thì Đảng viên đã từ trần, nếu thời gian tham gia sinh hoạt đảng có đủ tuổi đảng như nêu trên thì được truy tặng Huy hiệu Đảng.
Bố bạn có đủ 40 năm tuổi Đảng nên sẽ được truy tặng danh hiệu.
Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đã xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng bao gồm: Trợ cấp hưu trí xã hội; bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện; bảo hiểm hưu trí bổ sung để hướng tới bao phủ toàn dân.
Người đủ điều kiện hưởng lương hưu
Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
Người dân nhận lương hưu hằng tháng (Ảnh: Ngô Hùng).
Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình theo Luật Lao động năm 2019. Như vậy, tuổi nghỉ hưu trong năm 2025 của lao động nam trong điều kiện làm việc bình thường là 61 tuổi 3 tháng, lao động nữ là 56 tuổi 8 tháng.
Trong một số trường hợp, tuổi nghỉ hưu của người lao động có thể thấp hơn tuổi nghỉ hưu quy định trên.
Luật Bảo hiểm xã hội 2024 cũng quy định chế độ đối với người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Theo dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 về bảo hiểm xã hội bắt buộc, người hưởng là công dân Việt Nam đủ tuổi nghỉ hưu có đóng bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện thời gian hưởng lương hưu (tối thiểu 15 năm), chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội (70-75 tuổi).
Để được hưởng chế độ này, người hưởng không hưởng bảo hiểm xã hội một lần và không bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà có yêu cầu được hưởng trợ cấp hằng tháng.
Thời gian hưởng, mức hưởng trợ cấp hằng tháng được xác định căn cứ vào thời gian đóng, bình quân mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của họ.
Thời gian hưởng, mức hưởng trợ cấp hằng tháng được xác định căn cứ vào thời gian đóng, căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Mức trợ cấp hằng tháng thấp nhất bằng mức trợ cấp hưu trí xã hội.
Trong thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng này, người lao động cũng được hưởng thêm chế độ bảo hiểm xã hội miễn phí và mai táng phí khi qua đời như chế độ hưu trí.
Từ 70 tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội
Trợ cấp hưu trí xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 là loại hình bảo hiểm xã hội do ngân sách Nhà nước bảo đảm, được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển một phần từ quy định về trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi.
Người từ 75 tuổi không có lương hưu, trợ cấp được nhận trợ cấp hưu trí xã hội (Ảnh: Ngô Hùng).
Cụ thể, Luật quy định độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội thấp hơn 5 tuổi so với tuổi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi hiện hành (80 tuổi).
Căn cứ Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, công dân Việt Nam được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội khi có đủ các điều kiện sau đây: Từ đủ 75 tuổi trở lên; không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trừ trường hợp khác theo quy định của Chính phủ; có văn bản đề nghị hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Công dân Việt Nam từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và đáp ứng đủ điều kiện thì được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng do Chính phủ quy định, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, và khả năng của ngân sách Nhà nước từng thời kỳ.
Định kỳ 3 năm, Chính phủ thực hiện rà soát, xem xét việc điều chỉnh mức trợ cấp hưu trí xã hội. Tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng cân đối ngân sách, huy động các nguồn lực xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định hỗ trợ thêm cho người hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Đáng chú ý, người vừa đủ điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, vừa thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng, thì được hưởng chế độ trợ cấp cao hơn.
Trong thời gian hưởng trợ cấp hưu trí, họ được ngân sách Nhà nước đóng bảo hiểm y tế. Khi chết thì tổ chức, cá nhân lo mai táng được nhận hỗ trợ chi phí mai táng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi.
Luật cũng quy định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội trên cơ sở đề nghị của Chính phủ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, và khả năng của ngân sách Nhà nước từng thời kỳ.