Xuất Khẩu Sắt Thép Sang Trung Quốc Cấm Xuất Cảnh

Xuất Khẩu Sắt Thép Sang Trung Quốc Cấm Xuất Cảnh

Trong những năm gần đây, năng lực sản xuất sắt thép trong nước tăng lên, điều này khiến xuất khẩu nhiều chủng loại thép của Việt Nam tăng mạnh.  Sắt thép của Việt Nam được xuất khẩu sang nhiều thị trường, trong đó, EU là một trong những thị trường nhập khẩu sắt thép lớn của Việt Nam, chiếm trên 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu thép của Việt Nam. Những nội dung đáng chú ý; DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG     1. Tình hình xuất khẩu sắt thép và sản phẩm sắt thép sang thị trường EU năm 2016 - 2020     1.1 Về kim ngạch    1.2 Về chủng loại, thị trường    2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ, nhu cầu sắt thép và sản phẩm sắt thép của EU    2.1 Về sản xuất    2.2 Về tiêu thụ     2.3 Nhu cầu nhập khẩu sắt thép của EU và thị phần của Việt Nam     3. Cơ hội, thách thức trong xuất khẩu sắt thép và sản phẩm sắt thép sang thị trường EU và giải pháp     3.1 Cơ hội     3.2 Khó khăn, thách thức     3.3 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sắt thép và sản phẩm sắt thép sang EU       DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU ĐỒ BẢNG Để xem chi tiết, vui lòng tải tài liệu tại đây;

Trong những năm gần đây, năng lực sản xuất sắt thép trong nước tăng lên, điều này khiến xuất khẩu nhiều chủng loại thép của Việt Nam tăng mạnh.  Sắt thép của Việt Nam được xuất khẩu sang nhiều thị trường, trong đó, EU là một trong những thị trường nhập khẩu sắt thép lớn của Việt Nam, chiếm trên 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu thép của Việt Nam. Những nội dung đáng chú ý; DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG     1. Tình hình xuất khẩu sắt thép và sản phẩm sắt thép sang thị trường EU năm 2016 - 2020     1.1 Về kim ngạch    1.2 Về chủng loại, thị trường    2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ, nhu cầu sắt thép và sản phẩm sắt thép của EU    2.1 Về sản xuất    2.2 Về tiêu thụ     2.3 Nhu cầu nhập khẩu sắt thép của EU và thị phần của Việt Nam     3. Cơ hội, thách thức trong xuất khẩu sắt thép và sản phẩm sắt thép sang thị trường EU và giải pháp     3.1 Cơ hội     3.2 Khó khăn, thách thức     3.3 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sắt thép và sản phẩm sắt thép sang EU       DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU ĐỒ BẢNG Để xem chi tiết, vui lòng tải tài liệu tại đây;

Thép Việt Nam được hưởng lợi tại EU

Các doanh nghiệp thép Việt Nam được hưởng lợi tại thị trường châu Âu

Hiện nay, cuộc xung đột giữa Ukranie và Nga đã làm gián đoạn nguồn cung ứng thép trên thế giới, dẫn tới thiếu hụt nguồn cung và làm tăng giá thép. Được biết, Nga đang xếp thứ 2 về xuất khẩu thép vào EU, với tỷ trọng 14,1% thép dẹt và 19% thép dài; Ukraine chiếm 8% thép dẹt và 7,4% thép dài.

Giá bán thép và giá thành sản xuất thép tại EU cũng sẽ tăng do giá các mặt hàng năng lượng tăng cao. Cùng với việc Liên minh châu Âu thông báo sẽ cấm nhập khẩu sắt, thép từ Nga sẽ làm thiếu hụt nguồn cung cho châu Âu.

Điều này sẽ tạo cơ hội cho các nhà sản xuất xuất khẩu thép từ các thị trường khác, tiêu biểu như Hòa Phát, Nam Kim, Hoa Sen với tăng trưởng doanh thu trong năm 2021 chủ yếu đến từ xuất khẩu sang thị trường EU.

Công ty Chứng khoán Mirae Asset cho rằng các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tôn mạ như Tôn Nam Kim, Tôn Hoa Sen và Tôn Đông Á được hưởng lợi từ việc xuất khẩu mặt hàng này.

Tương tự, Chứng khoán VCBS cũng đánh giá cao khả năng các doanh nghiệp Nam Kim, Hoa Sen và Hòa Phát có thể tiếp tục duy trì được quy mô doanh thu và lợi nhuận trong năm 2022.

Hiện nay, EU đang áp mức hạn ngạch nhập khẩu khoảng 2 triệu tấn mỗi năm đối với nhóm “các nước khác”, trong đó có Việt Nam ở giai đoạn từ tháng 7.2021 đến tháng 6.2024. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hiện EU vẫn áp thuế nhập khẩu thép dựa trên hạn mức xuất khẩu, do đó tăng trưởng về sản lượng xuất khẩu của Việt Nam trong 2022 sẽ không còn cao như 2021.

(Xây dựng) - Sắt thép là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang thị trường Malaysia với 307 triệu USD trong 6 tháng đầu năm.

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết, nửa đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Malaysia đạt 2,61 tỷ USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, Việt Nam xuất khẩu sang Malaysia 39 mặt hàng chính, trong đó có 6 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 100 triệu USD với tổng 1,49 tỷ USD, chiếm 57% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này.

Đáng chú ý, sắt thép là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang Malaysia với 307 triệu USD, tuy nhiên so với cùng kỳ lại giảm 0,2%.

Sau sắt thép, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai với 277 triệu USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm trước.

Tiếp theo là gạo với 274 triệu USD, tăng tới 188% so với cùng kỳ năm trước. Diễn biến này được tác động bởi sự tăng trưởng cả về lượng và giá. Cụ thể, lượng gạo xuất khẩu sang Malaysia tăng tới 133% so với cùng kỳ năm trước, lên mức 461.555 tấn. Giá gạo xuất khẩu bình quân cũng tăng từ 487 USD/tấn lên 595 USD/tấn, tương ứng tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.

Các mặt hàng trong nhóm trên 100 triệu USD còn có điện thoại và linh kiện với 246 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác với 202 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước; sản phẩm hóa chất với 189 triệu USD, giảm sâu 42% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang Malaysia mang về 77 triệu USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước; giày dép với 55 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước; xơ sợi dệt thu về 15 triệu USD, giảm 7% so với cùng kỳ năm trước.

Trong nhóm lâm nghiệp, gỗ và sản phẩm gỗ là mặt hàng có kim ngạch lớn nhất với 75 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước; giấy và sản phẩm từ giấy xuất khẩu sang Malaysia cũng thu về 32 triệu USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam còn xuất khẩu 19.605 tấn cà phê sang Malaysia, mang về 79 triệu USD, tăng tới 105% so với cùng kỳ năm trước về kim ngạch.

Mặt hàng thủy sản đạt 51 triệu USD, giảm 15% so với cùng kỳ năm trước; rau quả với 27 triệu USD, giảm nhẹ 0,3% so với cùng kỳ năm trước; sắn và sản phẩm từ sắn đạt 5,7 triệu USD, tăng tới 78% so với cùng kỳ năm trước; hạt tiêu với 4,8 triệu USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước; chè với 2 triệu USD, tăng 42%so với cùng kỳ năm trước.

Trong số 39 mặt hàng xuất khẩu chính sang Malaysia, 17 mặt hàng có kim ngạch giảm và 22 mặt hàng tăng về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Hóa chất là mặt hàng có kim ngạch tăng trưởng cao nhất với tăng 304% so với cùng kỳ năm trước. Than có mức giảm lớn nhất với giảm 99% so với cùng kỳ năm 2023.

Trung Quốc sẽ cấm xuất khẩu sang Mỹ các mặt hàng liên quan đến gali, germani, antimon và các vật liệu siêu cứng có khả năng ứng dụng trong quân sự, Bộ Thương mại nước này thông báo ngày 3/12, một ngày sau khi Washington ra đòn giáng đối với ngành chip của Trung Quốc.

Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết chỉ thị mới này có hiệu lực ngay lập tức, vì lý do bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia.

Các hạn chế này tăng cường thực thi các giới hạn hiện hành đối với việc xuất khẩu các khoáng sản quan trọng mà Bắc Kinh bắt đầu triển khai vào năm ngoái nhưng chỉ áp dụng cho Mỹ trong đợt leo thang căng thẳng thương mại mới nhất giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức.

Tuy nhiên, tính đến tháng 10 năm nay, không có lô hàng germani hoặc gali gia công và chưa gia công nào của Trung Quốc được xuất khẩu đến Mỹ, bất chấp việc Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng đầu mặt hàng này.

Gali và germani được sử dụng trong chất bán dẫn, trong khi germani cũng được sử dụng trong công nghệ hồng ngoại, cáp quang và pin mặt trời.

Tổng lượng hàng hóa antimon của Trung Quốc trong tháng 10 đã giảm 97% so với tháng 9 sau khi động thái hạn chế xuất khẩu của Bắc Kinh có hiệu lực. Năm ngoái, Trung Quốc chiếm 48% lượng antimon khai thác trên toàn cầu, được sử dụng trong đạn dược, tên lửa hồng ngoại, vũ khí hạt nhân và kính nhìn ban đêm, cũng như trong pin và thiết bị quang điện.

Thông báo của Trung Quốc được đưa ra sau khi Mỹ phát động đòn giáng thứ ba trong ba năm qua đối với ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc, theo đó hạn chế xuất khẩu sang 140 công ty, bao gồm cả nhà sản xuất thiết bị chip Naura Technology Group.

Các hiệp định thương mại tự do như EVFTA đã giúp xuất khẩu sắt thép sang thị trường EU tăng trưởng trong thời gian qua.

Thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy xuất khẩu thép của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 2,28 triệu tấn, giảm 22,15% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu đạt 2,3 tỉ USD, tăng 12,53% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, Liên minh châu Âu (EU) đứng thứ 2 trong top các thị trường xuất khẩu thép của Việt Nam, chiếm hơn 19% tỷ trọng xuất khẩu của toàn ngành.

Kết quả này cho thấy các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước đã tận dụng hiệu quả một số lợi thế từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), nhất là trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá cước vận tải biển đi châu Âu tăng mạnh như hiện nay.

Trong năm 2021, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU đạt 63,6 tỉ USD, tăng trưởng 14,8% so với năm 2020. Cụ thể, tổng giá trị hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang EU đạt 45,8 tỉ USD, tăng 14,2%; còn EU xuất khẩu sang Việt Nam đạt 17,9 tỉ USD, tăng 16,5% so với năm trước.

Nhờ được lợi về thị trường và giá tăng, xuất khẩu sắt thép trong năm 2021 đã cán mốc hơn 13 triệu tấn, tăng tới 32,9%, đạt 11,79 tỉ USD, tăng 124,3% so với năm 2020. Giá đã tăng ở hầu hết thị trường xuất khẩu của Việt Nam, bình quân đạt trên 901 USD/tấn, tăng 68,8% so với năm 2020. Lần đầu tiên, sắt thép đã góp mặt trong danh sách 8 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỉ USD.

Tỷ trọng thép xuất khẩu sang EU tăng mạnh nhờ EVFTA

Thị trường xuất khẩu sắt thép các loại trong thời gian qua đã có sự thay đổi rõ rệt. Nếu top 5 thị trường xuất khẩu thép trong năm 2020 của Việt Nam là ASEAN (42,6%), Trung Quốc (36,53%), EU (2,86%), Đài Loan (2,86%) và Mỹ (1,87%) thì năm 2021 đã có sự thay đổi. Theo đó, ASEAN vẫn là thị trường truyền thống (28,64%), Trung Quốc (21,32%), EU (12,56%), Mỹ (7,51%) và Đài Loan (5,05%).

Trong quý 1.2022, thứ tự các thị trường xuất khẩu thép của Việt Nam tiếp tục có sự thay đổi. Trong khi khu vực ASEAN vẫn là thị trường chính với 40,57% thì xuất khẩu sang thị trường EU đã tăng vọt lên 19,32%, đứng thứ 2 trong top các thị trường xuất khẩu thép của Việt Nam trong giai đoạn này. Các thị trường tiếp theo lần lượt là Mỹ (8,34%), Hàn Quốc (6,97%) và Hong Kong (3,91%).

Có thể thấy, sản lượng xuất khẩu thép của Việt Nam sang EU tăng nhanh qua từng năm. Cụ thể, tỷ trong xuất khẩu thép sang EU ở năm 2021 chiếm 13% (tương đương 1,6 triệu tấn), tăng tới hơn 10 điểm phần trăm so với năm 2020 (2,86%). Bước sang quý 1.2022, con số này đã tăng lên 19,32%.

Việc tăng trưởng xuất khẩu sắt thép cho thấy các doanh nghiệp ngành thép ngày càng quan tâm khai thác thị trường EU và đã tận dụng tốt những ưu đãi mà hiệp định EVFTA mang lại.

Ngoài thị trường EU, xuất khẩu thép sang Anh của Việt Nam trong thời gian qua cũng có bước chuyển tích cực do Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) thực thi từ ngày 1/1/2021. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu thép sang Anh đạt 419.000 tấn, trị giá gần nửa tỉ USD, tăng 700% về lượng và tăng 1.269% về trị giá.