Xi Măng Xây Dựng Loại Nào Tốt Nhất

Xi Măng Xây Dựng Loại Nào Tốt Nhất

• Nghiền, phân chia theo tỉ lệ, và trộn lẫn

• Nghiền, phân chia theo tỉ lệ, và trộn lẫn

Quy trình sản xuất xi măng cần nguyên liệu gì?

Quy trình sản xuất xi măng sử dụng các nguyên liệu chính như đá vôi và đất sét, ngoài ra còn bổ sung thêm các nguyên liệu phụ như quặng sắt, đá cao silic,… để điều chỉnh hàm lượng các oxit đạt yêu cầu.

Đá vôi được khai thác từ các mỏ đá vôi tự nhiên, sau đó vận chuyển đến nhà máy. Đất sét, chứa các hợp chất quan trọng, được sử dụng để nung clinker – thành phần chính của xi măng.

Các nguyên liệu sau khi nghiền mịn và đồng nhất sẽ được nung nóng đến 14500C, các phản ứng giữa các Oxit sẽ diễn ra tạo thành clinker. Clinker sau khi nghiền mịn cùng với thạch cao và các nguyên liêu liệu phụ khác (đá vôi, xỉ,…) sẽ cho ra sản phẩm xi măng.

Các nhà máy sản xuất xi măng thường được xây dựng tại các vị trí có nguồn nguyên liệu sẵn có, bao gồm đá vôi, đất sét, đá, than và các tài nguyên khác. Điều này giúp giảm thiểu chi phí vận chuyển nguyên liệu đến nhà máy.

Thêm vào đó, các nhà máy cũng cần tiếp cận nguồn năng lượng phù hợp để vận hành các quá trình nung chảy, vì vậy nên chúng thường được đặt gần các nguồn cung cấp điện hoặc các nguồn nhiên liệu như than. Để thuận tiện cho việc vận chuyển sản phẩm xi măng đến các điểm tiêu thụ, nhà máy còn cần nằm gần các tuyến đường, cảng biển hoặc các phương tiện giao thông khác.

Cuối cùng, để đảm bảo an toàn môi trường và tuân thủ các quy định về môi trường, nhà máy xi măng thường không được xây dựng quá gần các khu dân cư hoặc khu vực sinh sống. Những yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định vị trí xây dựng nhà máy xi măng để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra hiệu quả và bền vững trong thời gian dài.

Trong dây chuyền sản xuất xi măng thực tế, chúng tôi trình bày chi tiết quy trình sản xuất xi măng theo 6 bước, bao gồm:

Giai đoạn 1 – Khai thác và tách chiết nguyên liệu khô

Quá trình sản xuất xi măng bắt đầu từ việc khai thác nguyên liệu thô được sử dụng trong sản xuất xi măng, chủ yếu là đá vôi và đất sét.

Được khai thác từ các mỏ đá lộ thiên bằng cách khoan – nổ mìn để thu được đá vôi. Đá vôi được cho vào máy nghiền đá để đập nhỏ thành những mảnh nhỏ hơn khoảng 6 inch. Sau đó, máy nghiền thứ cấp hoặc máy nghiền búa sẽ thực hiện kích thước thậm chí còn nhỏ hơn là 3 inch. Các nguyên liệu sau khi đập nhỏ sẽ được đưa vào kho để đồng nhất sơ bộ.

Được khai thác từ các mỏ đá lộ thiên, tiếp đến các nguyên liệu thu thập được chất lên các xe ben để vận chuyển vật liệu và đổ vào kho chứa. Sau đó nó được đập nhỏ bằng máy nghiền đất sét và đưa vào kho đồng nhất sơ bộ.

Các loại nguyên liệu phụ như: Quặng sắt, bô xít, đá cao silic, … được sử dụng để cân chỉnh tỉ lệ pha trộn nguyên liệu, đảm bảo thành phần khoáng, hóa của clinker đạt yêu cầu. Nguyên liệu phụ được vận chuyển từ bên ngoài nhà máy (từ các nhà cung cấp khác nhau) bằng xe tải và được tập kết tại kho chứa trong nhà máy để tiến hành công đoạn nghiền mịn.

Giai đoạn 4 – Làm lạnh nhanh clinker

Để đảm bảo thành phần khoáng, hóa đạt yêu cầu, tránh chuyển hóa các thành phần khoáng chính trong quá trình tỏa nhiệt, Clinker sau khi ra khỏi lò sẽ được đi qua hệ thống làm lạnh nhanh để giảm nhiệt độ từ 1450°C xuống khoảng 100°C-200°C bằng cách thổi không khí qua với các quạt thổi với áp suất lớn. Nhiệt lượng mà clinker tỏa ra sẽ được đưa trở lại lò nung để tiết kiệm năng lượng. Sau giai đoạn làm nguội, Clinker sẽ được băng tải chuyển vào chứa trong silo clinker.

Giai đoạn 5 – Nghiền xi măng

Cinker từ silo chứa sẽ được pha trộn với thạch cao và các nguyên liệu phụ khác (đá vôi, xỉ, tro bay,…) với tỷ lệ đã được tính toán trước, sau đó đưa vào máy nghiền để nghiền mịn, sản phẩm thu được là xi măng. Xi măng này sẵn sàng để được vận chuyển đến các công ty sản xuất bê tông trộn sẵn để sử dụng trong nhiều dự án xây dựng khác nhau.

Giai đoạn 2 – Nghiền và đồng nhất bột liệu

Dựa vào thành phần hóa của từng nguyên liệu, các nguyên liệu thô sẽ được pha trộn với tỷ lệ đã được tính toán để đảm bảo thành phần khoáng, hóa của clinker, thông thường, 80% là đá vôi và 20% còn lại là đất sét. Nguyên liệu thô sau đó được đưa vào hệ thống máy nghiền con lăn để nghiền mịn và đồng nhất. Bột liệu sau khi nghiền sẽ được đưa vào chứa trong silo để tiếp tục đồng nhất để đảm bảo độ đồng đều giữa các nguyên liệu.

Khu vực nung clinker bao gồm hệ thống tháp trao đổi nhiệt và lò quay. Lò quay bằng thép hình trụ khổng lồ, bên trong được lót bằng gạch chịu lửa đặc biệt, lò được lắp đặt với trục hơi nghiêng so với phương ngang. Lò quay thường có đường kính lên tới 12 feet – đủ lớn để chứa một chiếc ô tô.

Nguồn nhiệt chính trong lò nung được cung cấp bởi than đá. Hỗn hợp nguyên liệu đi qua lò quay sẽ được nung chảy đến nhiệt 1450 độ C, ở nhiệt độ này các phản ứng hoá học giữa các oxit xảy ra hoàn toàn, tạo nên các thành phần khoáng chính trong clinker như C3S, C2S, C3A, C4AF. Hỗn hợp này sau khi kết thúc phản ứng sẽ kết khối tạo thành các viên clinker. Clinker rời khỏi lò ở dạng những quả bóng màu xám, có kích thước tương tự như viên bi.

Giai đoạn 6 – Đóng gói và vận chuyển

Sau khi xi măng được sản xuất và kiểm tra chất lượng, nó sẽ được đóng gói vào các bao hoặc túi theo tiêu chuẩn của nhà máy xi măng. Trọng lượng và kích thước của các bao có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của khách hàng và quy định địa phương.

Những bao, thùng hoặc container sẽ được gắn nhãn các thông tin cần thiết như loại sản phẩm, trọng lượng, ngày sản xuất, v.v. Sau đó, xi măng sẽ được đóng bao với trọng lượng từ 20 – 50kg/ 1 túi, chúng sẽ được phân phối tới các đại lý, cửa hàng và tới tay người tiêu dùng.

Khách hàng cần lưu ý lựa chọn những nơi được ủy quyền phân phối chính hãng có độ uy tín cao và sản phẩm bao bì được in đầy đủ thông tin bao gồm thành phần, nơi sản xuất, hạn sử dụng.

Đồng thời, cần tham khảo qua các website chính thức của doanh nghiệp từ đó giúp khách hàng hiểu thêm về các mặt hàng xi măng đang được bày bán để có thể đưa ra sự lựa chọn phù hợp cho nhu cầu không gian của gia đình. SCG tin rằng việc lựa chọn và sử dụng vật liệu xây dựng đạt chất lượng cao là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo tính bền vững và độ ổn định của công trình xây dựng!

Trên đây, SCG đã chia sẻ đến bạn quy trình sản xuất xi măng cũng như các thông tin về thành phần của xi măng một các chi tiết nhất. Hy vọng từ những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về quy trình công nghệ sản xuất xi măng.

Nếu bạn có những băn khoăn về giá thành sản phẩm hoặc cần tư vấn để lựa chọn loại xi măng phù hợp, hãy truy cập trang web hoặc liên hệ trực tiếp đến số hotline của SCG để được hỗ trợ một cách nhanh chóng. SCG hân hạnh được phục vụ và cung cấp các loại dịch vụ với các mức giá siêu ưu đã cho khách hàng.

Trong những tháng đầu năm 2024, ngành xi măng vẫn chịu ảnh hưởng tình hình thế giới, thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu phục hồi, nguồn cung xi măng vượt xa so với cầu; giá nguyên, nhiên liệu cho đầu vào cho sản xuất xi măng vẫn ở mức cao...

Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) Nguyễn Thanh Tùng thông tin, trong những tháng đầu năm 2024, ngành xi măng vẫn chịu ảnh hưởng bởi nhu cầu yếu khi thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu phục hồi, các dự án đầu tư công triển khai chậm, nguồn cung xi măng vượt xa so với cầu; việc áp dụng cầu cạn cao tốc bằng bê tông cốt thép còn hạn chế, giải pháp sử dụng xi măng để gia cố, ổn định nền đất chưa được áp dụng; giá nguyên, nhiên liệu cho đầu vào cho sản xuất xi măng vẫn ở mức cao...

Kênh xuất khẩu cũng thu hẹp lại khi Trung Quốc vốn là thị trường nhập khẩu nhiều nhất xi măng, clinker Việt Nam hiện cũng đang đẩy mạnh xuất khẩu, xi măng Việt càng khó cạnh tranh. Tuy nhiên, giá xuất khẩu clinker hiện rất thấp, chỉ 31 - 32 USD/tấn, trong khi cùng kỳ năm trước 38 - 39 USD/tấn. Cạnh tranh nội bộ giữa các DN tại nội địa gay gắt, bán dưới giá thành sản xuất, tạo áp lực càng lớn trong tiêu thụ của các DN thuộc VICEM.

Những nguyên nhân trên khiến tiêu thụ xi măng trong nước và xuất khẩu sụt giảm, tồn kho tăng cao, một số nhà máy phải giảm năng suất hoặc dừng lò để hạn chế đổ clinker ra bãi, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Với loạt khó khăn đó, các chỉ tiêu sản xuất, tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận của VICEM nửa đầu năm đều không đạt. Sản lượng sản xuất clinker 6 tháng đầu năm 2024 của Tổng Công ty đạt 7,63 triệu tấn, bằng 45,1% kế hoạch năm 2024 và giảm 7,8% so với cùng kỳ năm 2023. Sản lượng sản xuất xi măng đạt 9,77 triệu tấn, bằng 45,4% kế hoạch và giảm 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cùng đó, tổng sản phẩm tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2024 đạt 11,45 triệu tấn, bằng 47,6% kế hoạch năm 2024 và tương đương so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó tiêu thụ xi măng đạt 9,86 triệu tấn, bằng 45,6% kế hoạch năm 2024 và giảm 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng doanh thu 6 tháng mới đạt 13.198 tỷ đồng, bằng 46,1% kế hoạch năm 2024 và giảm 19,4% so với cùng kỳ năm 2023. Nộp ngân sách Nhà nước đạt 547 tỷ đồng, giảm 20,9% so với cùng kỳ.

Không chỉ có VICEM, mà một số DN xi măng lớn như Bỉm Sơn, Bút Sơn, Hoàng Mai… đang thua lỗ. Như Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn quý I/2024 ghi nhận doanh thu thuần 690 tỷ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ năm trước và lỗ ròng gần 49 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ gần 47 tỷ đồng. Đây cũng là quý thua lỗ thứ 7 liên tiếp của DN (từ quý III/2022).

Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, ngành xi măng đang gặp một số khó khăn rất lớn trong sản xuất và tiêu thụ, có nguy cơ đưa nhiều DN đến mức phá sản hoặc phải bán một phần cho nước ngoài. Giai đoạn này, ngành xi măng đang chịu áp lực lớn, khi khả năng hấp thụ của nền kinh tế trong nước kém.

Tiêu thụ nội địa rất yếu do các dự án đầu tư công triển khai còn chậm; các dự án xây dựng đường giao thông vẫn sử dụng công nghệ truyền thống; thị trường nhà ở, bất động sản dường như đóng băng; tỷ lệ các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội triển khai thực tế rất thấp.

Bên cạnh đó, các yếu tố bất khả kháng liên quan đến giá nhiên liệu, năng lượng tăng cao, đặc biệt giá than. Sự tăng giá năng lượng kéo theo tăng giá vận tải, trong khi chi phí vận tải của ngành xi măng ảnh hưởng lớn đến giá thành và giá bán sản phẩm. Mặt khác, DN xi măng trong nước đang phải chịu bất lợi khi thuế xuất khẩu clinker tăng từ 5% lên 10%, từ ngày 01/01/2023, không được áp dụng luật thuế giá trị gia tăng.

Đối với ngành xi măng, hiện nay, tổng số dây chuyền sản xuất xi măng đã đầu tư trên toàn quốc là 92 dây chuyền với tổng công suất 122,34 triệu tấn/năm (trong đó, có 4 dây chuyền với tổng công suất 11,4 triệu tấn xi măng/năm đã đầu tư xong nhưng chưa đưa vào vận hành, do không tiêu thụ được sản phẩm).

Các dây chuyền đầu tư từ năm 2011 đến nay đều sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến trên thế giới đạt tiêu chuẩn châu Âu. Đặc biệt, có những dây chuyền sản xuất xi măng hiện đại nhất trên thế giới như dây chuyền 2 và dây chuyển 3 nhà máy Xi măng Xuân Thành, tỉnh Hà Nam.

Năm 2024, dự kiến đến hết tháng 6/2024, tổng sản lượng sản xuất clinker và xi măng toàn quốc đạt khoảng 44 triệu tấn xi măng, tương đương cùng kỳ năm 2023 và các nhà máy cũng dự kiến chỉ đạt khoảng 70 - 75% tổng công suất thiết kế (trước năm 2022, các nhà máy thường vận hành trên 85%, thậm chí có những năm trên 95% công suất thiết kế). Tồn kho lũy kế khoảng 5 triệu tấn.

Trước tình hình đó, tại Hội nghị trực tuyến về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng vừa qua, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam Nguyễn Quang Cung kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành có giải pháp để tăng lượng tiêu thụ xi măng nội địa thông qua việc khuyến khích sử dụng xi măng làm cao tốc, cầu cạn ở những vùng có địa hình đất yếu như Đồng bằng sông Cửu Long, một số khu vực tại miền Trung, miền núi. Đẩy mạnh việc gia cố nền đường bằng xi măng - đất thay thế cho công nghệ truyền thống đắp nền cao tốc bằng đất, cát hiện nay để tăng tuổi thọ công trình.

Cũng như các ngân hàng giãn nợ vay đầu tư, giảm lãi suất cho các DN xi măng, tăng hạn mức vay vốn lưu động, không khuyến khích đầu tư FDI vào ngành xi măng vì DN trong nước đã làm chủ được công nghệ.

Về phía Bộ Xây dựng, áp lực dư thừa công suất sản xuất clinker trong nước rất lớn, trên 50 triệu tấn, trong khi tốc độ xây dựng lại rất chậm, dẫn đến áp lực nợ xấu ngành xi măng đang và sẽ trở thành gánh nặng cho nền kinh tế. Nếu không có giải pháp hỗ trợ của Nhà nước, nhiều DN xi măng sẽ phá sản.

Bộ Xây dựng lý giải, năm 2017, Luật Quy hoạch có hiệu lực đã bãi bỏ các Quy hoạch sản xuất, trong đó có sản phẩm xi măng, từ đó việc đầu tư các dự án sản xuất xi măng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Tuy nhiên, những năm gần đây, tình trạng dư thừa công suất sản xuất xi măng trên toàn quốc có hiện tượng tăng cao, dẫn đến khó kiểm soát tình hình cung cầu xi măng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Do đó, Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng nghiên cứu đề xuất thiết lập lại Quy hoạch lĩnh vực xi măng để bổ sung vào Luật Quy hoạch sửa đổi trong thời gian tới.

Tổng mức đầu tư ngành xi măng Việt Nam ước tính theo giá trị hiện đã lên đến 500.000 tỷ đồng (tương đương 20 tỷ USD), với tổng công suất đạt 122 triệu tấn/năm, nhưng có thể sản xuất vượt số này nhờ tăng tỷ lệ phụ gia.

Nhu cầu yếu, thị trường cạnh tranh khốc liệt cả trong và ngoài nước nên dự báo sẽ còn nhiều khó khăn đối với ngành xi măng.

Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2024, chỉ có 44.600 tấn xi măng và clinker được xuất sang thị trường Trung Quốc, mang về dòng ngoại tệ chưa đến 1,57 triệu USD, trong khi nửa đầu năm 2023 hơn 24 triệu USD.

Năm ngoái, Trung Quốc từng là thị trường xuất khẩu trọng điểm của ngành xi măng đã giảm nhập khẩu tới 90%, do nhu cầu yếu xuất phát từ nguyên nhân ngành bất động sản nước này gặp khó khăn. Không chỉ vậy, quốc gia này cũng đẩy mạnh xuất khẩu xi măng sang các thị trường chính nhập khẩu xi măng của Việt Nam, khiến sự cạnh tranh về giá tại thị trường xuất khẩu trở nên gay gắt hơn.

Thống kê tình hình xuất khẩu nửa đầu năm nay cho thấy, cả nước xuất được 15,9 triệu tấn xi măng và clinker, thu về gần 612 triệu USD, tăng 0,1% về lượng và giảm 11% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Trước khi gặp khó từ những biến động của thị trường Trung Quốc, viễn cảnh cạnh tranh của ngành xi măng đã sớm được dự báo từ nhiều năm trước.

Khó chồng khó khi mới đây, Cục Phòng vệ thương mại - Bộ Công Thương (PVTM) đã nhận được thông tin về việc Đài Loan (Trung Quốc) đã chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá (CBPG) với xi măng và clinker có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.

Theo đó, mặt hàng bị điều tra là xi măng và clinker được phân loại theo mã hàng hóa nhập khẩu của Đài Loan 2523.29.90.00.2 và 2523.10.90.00.3. Bên yêu cầu là Hiệp hội các nhà sản xuất xi măng Đài Loan. Ngày khởi xướng là 08/8/2024; thời kỳ điều tra bán phá giá từ ngày 01/7/2023 đến ngày 30/6/2024. Biên độ phá giá cáo buộc với Việt Nam ở con số 16,99%. Cục PVTM cho biết, nguyên đơn nêu tên 7 DN của Việt Nam, ngoài ra còn có các DN khác cũng xuất khẩu mặt hàng bị điều tra sang Đài Loan.

Có thể thấy, nhu cầu yếu cùng áp lực cạnh tranh trong và ngoài nước, lợi nhuận phân hóa nhiều khiến "sức khỏe" của các DN xi măng ảm đạm trong nửa đầu năm. Nhiều DN đã phải dừng lò vì tiêu thụ khó hoặc hạ giá bán sản phẩm, điều chỉnh công suất của lò máy và thời gian làm việc của người lao động dù phải chấp nhận giảm lợi nhuận nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất - kinh doanh.

Đơn cử, tại Nghệ An, theo báo cáo Sở Công Thương, hiện toàn tỉnh có 4 nhà máy xi măng đang hoạt động với công suất thiết kế đạt 7,8 triệu tấn/năm, gồm: Nhà máy xi măng Hoàng Mai 1,4 triệu tấn/năm; Nhà máy xi măng Sông Lam 4 triệu tấn/năm; Nhà máy xi măng Sông Lam 2: 0,6 triệu tấn/năm; Nhà máy Xi măng Tân Thắng: 1,8 triệu tấn/năm.

Hai dự án đang được chủ đầu tư triển khai thực hiện: Dự án nhà máy xi măng Sông Lam giai đoạn II, công suất 3,8 triệu tấn/năm và Dự án Xi măng Hoàng Mai 2 - giai đoạn 1, công suất là 2,3 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, do một số vướng mắc, khó khăn nên tiến độ thực hiện đang chậm hơn so với dự kiến (hiện tại đang tạm dừng).

Từ năm 2019 đến nay, tình hình sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ của các nhà máy sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Nghệ An giảm mạnh. Hiện tại, Nhà máy xi măng Sông Lam 2 ngừng hoạt động liên tục 3 - 4 tháng/năm, Nhà máy xi măng Tân Thắng chỉ vận hành lò đạt khoảng 37% kế hoạch đặt ra...

Các chuyên gia trong ngành nhìn nhận, thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu hồi phục mạnh. Các dự án chậm triển khai

Theo thống kê tại 18 DN xi măng trên sàn chứng khoán, trong nửa đầu năm 2024, các DN này lỗ trước thuế gần 110 tỷ đồng, gấp 3,4 lần cùng kỳ năm trước.

phải giãn hoặc hoãn tiến độ do khó khăn về nguồn vốn, giải ngân vốn đầu tư công chưa thực sự cao; tình trạng khan hiếm và tăng giá vật liệu xây dựng (cát, đá, sỏi) ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng tại nhiều khu vực, đặc biệt tại miền Trung và Tây Nam Bộ làm cho nhu cầu sử dụng xi măng trong nước sụt giảm mạnh.

Trong khi đó, nguồn nguyên liệu hóa thạch ngày càng tăng và khan hiếm như nguyên liệu bổ sung ô xít silíc, ô xít sắt, phụ gia bazan. Giá than, dầu, tro xỉ, phụ gia… ngày càng có xu thế đi lên, nhưng giá bán không tăng, thậm chí ngày càng giảm, khó có thể cạnh tranh. Nguồn cung và giá nhiên liệu nhiều thời điểm không ổn định làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh.

Việc sử dụng nhiên liệu, nguyên liệu thay thế vẫn còn vướng mắc, chưa có hướng dẫn cụ thể để sử dụng các nguồn phế thải từ công nghiệp thay thế nguồn nguyên nhiên liệu trong sản xuất. Nhu cầu tiêu thụ xi măng sụt giảm sâu, các nhà máy phải chấp nhận điều chỉnh giá bán theo biến động của chi phí sản xuất đối với một số dòng sản phẩm, dự án đặc thù để duy trì hoạt động.

Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tiến hành kiểm kê phát thải khí nhà kính, thị trường phát thải carbon sẽ được áp dụng gây áp lực lớn lên ngành xi măng. Nhà đầu tư, người tiêu dùng ngày càng nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc xanh hóa trong sản xuất, đó là sử dụng nhiên liệu thay thế, tận dụng nhiệt thừa, xử lý rác thải…, tiến tới tăng tỷ lệ sử dụng nhiên liệu thay thế cho than.

Đại diện Hiệp hội Xi măng Việt Nam chia sẻ, giá mỗi tín chỉ carbon tại châu Âu khá cao, lên tới hơn 90 USD/tấn CO2 nên nếu phải chịu thuế, đây sẽ là khoản rất nặng nề cho các DN. Do đó, các DN cần sớm có những giải pháp chuyển đổi xanh để ứng phó với việc đánh thuế. Việc chuyển đổi xanh trong sản xuất xi măng thường là giảm hàm lượng clinker (thành phần chính của xi măng), giảm thải trong quá trình nung clinker hoặc giảm tiêu hao điện trong sản xuất.

Tuy nhiên, việc giảm hàm lượng clinker rất khó bởi không khách hàng nào muốn mua xi măng ít clinker. Chính vì vậy, các DN cần tập trung vào giảm phát thải trong quá trình nung hay giảm tiêu thụ điện trong quá trình sản xuất.

Ông Tanakorn Theeramankong - Phó Giám đốc Quốc gia Việt Nam của SCG cho biết, DN này đã cho ra lò loại "xi măng xanh", giảm 20% lượng phát thải carbon trong quá trình sản xuất so với xi măng thông thường. Sản phẩm được sử dụng nhiên liệu sinh khối trong quá trình sản xuất thay thế nhiên liệu hóa thạch và tăng tỷ lệ nguồn năng lượng tái tạo.

DN cũng lắp đặt hệ thống thu hồi nhiệt thải (Waste Heat Recovery) khắp các nhà máy để giảm lượng khí thải carbon phát sinh từ quá trình sản xuất xi măng. Nhờ những sáng kiến này, mỗi tấn SCG Low Carbon Super xi măng (xi măng xanh) góp phần giảm lượng phát thải carbon tương đương với mức độ hấp thụ CO2 của 12 cây trưởng thành trong vòng một năm.