Mẫu 01-VT – Phiếu nhập kho là một trong những mẫu chứng từ quan trọng được sử dụng với mục đích kiểm soát số lượng hàng hóa nhập kho. Hãy cùng Bách Khoa tìm hiểu chi tiết bài viết dưới đây để nắm rõ phiếu nhập kho theo thông tư 200 và thông tư 133 chuẩn chỉnh nhất.
Mẫu 01-VT – Phiếu nhập kho là một trong những mẫu chứng từ quan trọng được sử dụng với mục đích kiểm soát số lượng hàng hóa nhập kho. Hãy cùng Bách Khoa tìm hiểu chi tiết bài viết dưới đây để nắm rõ phiếu nhập kho theo thông tư 200 và thông tư 133 chuẩn chỉnh nhất.
Tải về: Mẫu-phiếu-nhập-kho-theo-thông-tư-200 Mẫu 01-VT
– Nhằm xác nhận số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa nhập kho làm căn cứ ghi Thẻ kho, thanh toán tiền hàng, xác định trách nhiệm với người có liên quan và ghi sổ kế toán. Phiếu này thường được lập khi hàng hoá về đến cơ sở và được chuyển nhập kho.
Phiếu nhập kho sẽ được lập thành 2 liên (đối với vật tư, hàng hóa mua ngoài), hoặc 3 liên (đối với vật tư tự sản xuất), người lập phiếu và kế toán trưởng ký sau đó chuyển tới giám đốc hoặc người ủy quyền duyệt kèm theo chữ ký và ghi rõ họ tên. 3 liên của mẫu phiếu nhập kho mới nhất bao gồm:
Liên 1: Lưu giữ tại phòng ban lập phiếu
Liên 2: Thủ kho của doanh nghiệp giữ để ghi vào thẻ kho, sau đó chuyển kế toán ghi vào sổ kế toán
Liên 3: Giao cho người nhận hàng
– Góc trên bên trái của Phiếu nhập kho phải ghi rõ tên của đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận nhập kho. Phiếu nhập kho áp dụng trong các trường hợp nhập kho vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa mua ngoài, tự sản xuất, thuê ngoài gia công chế biến, nhận góp vốn, hoặc thừa phát hiện trong kiểm kê.
– Khi lập phiếu nhập kho phải ghi rõ số phiếu nhập và ngày, tháng, năm lập phiếu, họ tên người giao vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa, số hóa đơn hoặc lệnh nhập kho, tên kho, địa điểm kho nhập.
Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất, mã số và đơn vị tính của vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.
Cột 1: Ghi số lượng theo chứng từ (hóa đơn hoặc lệnh nhập).
Cột 2: Thủ kho ghi số lượng thực nhập vào kho.
Cột 3, 4: Do kế toán ghi đơn giá (giá hạch toán hoặc giá hóa đơn,… tùy theo quy định của từng đơn vị) và tính ra số tiền của từng thứ vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa thực nhập.
– Dòng cộng: Ghi tổng số tiền của các loại vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa nhập cùng một phiếu nhập kho.
– Dòng số tiền viết bằng chữ: Ghi tổng số tiền trên Phiếu nhập kho bằng chữ.
Phiếu nhập kho do bộ phận mua hàng hoặc bộ phận sản xuất lập thành 2 liên (đối với vật tư, hàng hóa mua ngoài) hoặc 3 liên (đối với vật tư tự sản xuất) (đặt giấy than viết 1 lần), và người lập phiếu ký (ghi rõ họ tên), người giao hàng mang phiếu đến kho để nhập vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.
Nhập kho xong thủ kho ghi ngày, tháng, năm nhập kho và cùng người giao hàng ký vào phiếu, thủ kho giữ liên 2 để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ kế toán và liên 1 lưu ở nơi lập phiếu, liên 3 (nếu có) người giao hàng giữ.
Trên đây là Mẫu 01-VT phiếu nhập kho theo thông tư 133 và thông tư 200 mà Bách Khoa cung cấp đến Quý khách hàng. Để tránh những rủi ro pháp lý không đáng có Quý khách hàng vui lòng liên hệ Bách Khoa để được hỗ trợ tốt nhất.
Thuế nhà thầu nước ngoài không còn là loại thuế mới mẻ với các doanh nghiệp hiện nay.Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp lúng túng và chưa nắm rõ cách tính thuế, kê khai thuế nhà thầu theo quy định tại Thông tư 80. Trong bài viết này, cùng iHOADON tìm hiểu cách tính thuế và hướng dẫn kê khai thuế nhà thầu theo Thông tư 80/2021/TT-BTC.
Lưu ý về thủ tục nộp hồ sơ khai thuế nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài
Đối với hợp đồng nhà thầu là hợp đồng xây dựng, lắp đặt thì nộp hồ sơ khai thuế, khai quyết toán thuế cho Cục thuế hoặc Chi cục thuế do Cục trưởng Cục thuế nơi diễn ra hoạt động xây dựng, lắp đặt quy định.
Trên đây là toàn bộ nội dung cách tính thuế nhà thầu và hướng dẫn kê khai thuế nhà thầu mới nhất 2023. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ để được giải đáp nhanh nhất về hướng dẫn kê khai, quyết toán thuế nhà thầu nước ngoài.
Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY
✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142
- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899
iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử
Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với bên Việt Nam có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với Cơ quan thuế địa phương trong vòng 20 ngày, kể từ khi ký hợp đồng để cơ quan thuế cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
Cách tính thuế nhà thầu nước ngoài
Thuế nhà thầu nước ngoài theo giá net là giá trị hợp đồng giữa doanh nghiệp VN và nhà thầu nước ngoài có phát sinh thu nhập tại Việt Nam chưa bao gồm thuế.
Lưu ý: Tính thuế TNDN cho nhà thầu nước ngoài trước mới tính thuế GTGT
- Cách tính thuế TNDN cho nhà thầu
Doanh thu tính thuế TNDN = Doanh thu không bao gồm thuế TNDN / (1 - Tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế)
Thuế TNDN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNDN x Tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế
Doanh thu tính thuế GTGT = Doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT / (1 - Tỷ lệ để tính thuế GTGT trên doanh thu)
Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ để tính thuế GTGT trên doanh thu
Thành phần hồ sơ khai thuế bao gồm các loại giấy tờ sau:
- 01 Tờ khai thuế theo mẫu số 03/NTNN ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC;
- 01 Bản chụp hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ có xác nhận của người nộp thuế (đối với lần khai thuế đầu tiên của hợp đồng nhà thầu);
- 01 Bản chụp Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép hành nghề có xác nhận của người nộp thuế.
Các loại thuế nhà thầu nước ngoài phải nộp
Thuế nhà thầu là loại thuế được áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức nước ngoài (không hoạt động theo luật Việt Nam) có phát sinh thu nhập từ cung ứng dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa tại Việt Nam.
Các loại thuế nhà thầu nước ngoài phải nộp bao gồm:
- Thuế giá trị gia tăng (GTGT);
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với tổ chức kinh doanh và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với cá nhân kinh doanh;
Tải về: Mẫu-phiếu-nhập-kho-theo-thông-tư-133 Mẫu 01-VT
Thuế nhà thầu theo giá Gross là giá trị hợp đồng thầu giữa doanh nghiệp VN và nhà thầu nước ngoài có phát sinh thu nhập tại Việt Nam đã bao gồm thuế.
Lưu ý: Tính thuế GTGT cho nhà thầu trước rồi mới tính thuế TNDN cho nhà thầu nước ngoài
- Cách tính thuế GTGT cho nhà thầu
Thuế GTGT phải nộp = Giá trị hợp đồng x Tỷ lệ (%) để tính thuế GTGT trên DT
- Cách tính thuế TNDN cho nhà thầu
Thuế TNDN phải nộp = (Giá trị hợp đồng - Thuế GTGT) x Tỷ lệ (%) thuế TNDN
Hướng dẫn kê khai thuế nhà thầu theo Thông tư 80 trên phần mềm Hỗ trợ kê khai (HTKK)
Dưới đây là các bước hướng dẫn cách kê khai thuế nhà thầu trên HTKK và chi tiết cách kê khai thuế nhà thầu theo mẫu 01/NTNN.
Bước 1: Đăng nhập vào HTKK bằng MST nhà thầu
Bước 2: Chọn “Thuế nhà thầu” => Chọn “Tờ khai thuế nhà thầu nước ngoài - 01/NTNN” (Mẫu 03 là mẫu tờ khai dành cho nhà thầu nước ngoài nộp trực tiếp) => Chọn kỳ tính thuế phù hợp
Sau khi chọn xong, màn hình sẽ xuất hiện “Tờ khai thuế nhà thầu nước ngoài - Mẫu 01/NTNN”. Lập tờ khai thuế nhà thầu theo hướng dẫn dưới đây:
- Chỉ tiêu này phản ánh nội dung công việc mà nhà thầu nước ngoài thực hiện theo từng hợp đồng ký kết với bên VN. Người nộp thuế khai vào chỉ tiêu này nội dung chi tiết về hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ của nhà thầu theo các nhóm ngành nghề tương ứng theo hợp đồng, mức tỷ lệ GTGT, tỷ lệ thu nhập chịu thuế,....
- Với trường hợp bên VN ký hợp đồng với nhiều nhà thầu hoặc một nhà thầu nước ngoài nhưng có nhiều hợp đồng, thì người nộp thuế kê khai riêng theo từng hợp đồng thầu;
- Với trường hợp trong hợp đồng nhà thầu có các hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ tính thuế theo tỷ lệ GTGT, tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu khác nhau thì người nộp thuế khai thuế tách riêng giá trị của từng hoạt động kinh doanh. Nếu không tách riêng được thì kê khai chung vào một dòng và áp dụng tỷ lệ GTGT, tỷ lệ thuế GTGT, tỷ lệ thuế TNDN cao nhất cho toàn bộ giá trị hợp đồng;
Điều MST của các nhà thầu nước ngoài thực hiện hợp đồng nhà thầu;
Điều thông tin về hợp đồng Nhà thầu với từng nhà thầu nước ngoài, bao gồm: số hợp đồng và ngày/tháng ký hợp đồng giữa nhà thầu và bên VN;
Cột 4 “Doanh thu chưa bao gồm thuế GTG”
- Chỉ tiêu này phản ánh số tiền thực thanh toán trong kỳ của bên VN cho nhà thầu nước ngoài. Số tiền thanh toán được kê khai chi tiết theo từng nội dung công việc trong hợp đồng ký kết;
- Với trường hợp trong tháng có nhiều lần thanh toán cho cùng một hợp đồng Nhà thầu, số tiền ghi vào chỉ tiêu ngày là tổng cộng số tiền thanh toán trong tháng;
- Người nộp thuế kê khai vào chỉ tiêu này ngày thanh toán tương ứng với số tiền cho từng hoạt động kinh doanh của từng hợp đồng nhà thầu;
- Trường hợp kê khai thuế nhà thầu theo tháng mà trong tháng có nhiều lần thanh toán, thì không điền chỉ tiêu này;
Cột 6 “Doanh thu tính thuế GTGT”
- Là toàn bộ doanh thu chưa trừ các khoản thuế phải nộp, kể cả các khoản chi phí do bên VN trả thay;
- Cách tính doanh thu tính thuế GTGT được trình bày ở phần trên. Doanh thu tính thuế GTGT của nhà thầu không bao gồm giá trị công việc do nhà thầu phụ VN hoặc nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện;
Cột 7 “Tỷ lệ % thuế GTGT trên doanh thu”
- Người nộp thuế xác định tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu tính thuế đối với hoạt động kinh doanh do nhà thầu nước ngoài thực hiện hợp đồng và ghi vào chỉ tiêu này;
- Tỷ lệ (%) GTGT được quy định tại Thông tư 103/2014/TT-BTC bạn đọc vui lòng xem tại đây;
- Chỉ tiêu này phản ánh tiền thuế GTGT phải nộp của nhà thầu nước ngoài trong kỳ tính thuế;
- Thuế GTGT phát sinh trong kỳ được tính theo công thức trong phần trên;
Cột 9 “Doanh thu tính thuế TNDN”
- Doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ doanh thu đã bao gồm tất cả các khoản thuế và chi phí khác do bên VN trả thay trừ thuế GTGT;
- Cách tính theo công thức trong phần trên;
Tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu được quy định tại Thông tư 103/2014/TT-BTC, bạn đọc vui lòng xem mức thuế TNDN đối với từng ngành nghề cụ thể tại đây;
Cột 11 “Số thuế được miễn giảm theo Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần”
- Chỉ tiêu này phản ánh số tiền thuế được miễn giảm theo Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần đã ký kết giữa VN và quốc gia mà nhà thầu nước ngoài cư trú;
- Trường hợp nhà thầu nước ngoài thuộc diện miễn giảm thuế thì bên Việt Nam ký hợp đồng gửi cơ quan thuế Hồ sơ thông báo thuộc diện miễn giảm thuế theo Hiệp định trong thời hạn 5 ngày trước thời hạn khai thuế;
- Với trường hợp năm trước đó đã thông báo thuộc diện miễn giảm thuế theo Hiệp định thì các năm tiếp theo chỉ cần thông báo các bản chụp hợp đồng kinh tế mới ký kết với các cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế;
- Nếu nhà thầu nước ngoài không thuộc diện miễn giảm thuế theo Hiệp định thì không kê khai chỉ tiêu này;
- Chỉ tiêu này xác định thuế TNDN phải nộp của nhà thầu nước ngoài trong kỳ tính thuế. Công thức tính thuế TNDN phải nộp được trình bày ở phần trên;
- Sau khi kê khai xong, bạn nhập vào dòng tổng cộng ở 2 cột 8 và cột 12, khi đó phần mềm HTKK sẽ tự tổng hợp số thuế nhà thầu phải nộp;
Bước 3: Kết xuất file XML để nộp qua mạng.