Đại học FPT Hà Nội là 1 trong 5 cơ sở chính thức trực thuộc hệ thống trường Đại học FPT, toạ lạc tại Khu Công nghiệp Hoà Lạc - vị trí chiến lược tại thủ đô, trung tâm kinh tế, văn hóa, và giáo dục của cả nước. Thành lập vào năm 2006, Đại Học FPT Hà Nội được xây dựng chuẩn quốc tế QS Star, với mô hình giáo dục chất lượng cao và hiện đại, gắn kết chặt chẽ với nhu cầu của doanh nghiệp.
Đại học FPT Hà Nội là 1 trong 5 cơ sở chính thức trực thuộc hệ thống trường Đại học FPT, toạ lạc tại Khu Công nghiệp Hoà Lạc - vị trí chiến lược tại thủ đô, trung tâm kinh tế, văn hóa, và giáo dục của cả nước. Thành lập vào năm 2006, Đại Học FPT Hà Nội được xây dựng chuẩn quốc tế QS Star, với mô hình giáo dục chất lượng cao và hiện đại, gắn kết chặt chẽ với nhu cầu của doanh nghiệp.
Ngoài tham quan các di tích, tìm hiểu về lịch sử Việt nam thì nơi đây còn được chọn làm điểm chụp hình phổ biến ở Hà Nội. Những mảng tường vàng, những dấu tích, kiến trúc cổ xưa rất phù hợp để chụp hình với chủ đề hoài niệm hay mang ý nghĩa trường tồn. Vì vậy Hoàng Thành thường được các nhóm bạn trẻ chụp hình kỷ yếu, hoặc ảnh cưới đầy ý nghĩa. Nếu bạn muốn có những khoảnh khắc trẻ trung, lãng mạn hơn có thể chọn con đường Hoàng Diệu phía bên ngoài hoàng thành để thực hiện bộ ảnh. Không chỉ kiến trúc bên ngoài mà các phòng trưng bày hiện vật lịch sử ở đây còn đưa đến không gian ánh sáng và “background” rất phù hợp cho một bức ảnh nghệ thuật.
Mùa Thu năm Canh Tuất (1010), vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La và đổi tên là thành Thăng Long. Chiếu dời đô của nhà vua có đoạn viết: “…Thành Đại La, đô cũ của Cao vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện hình thế nhìn sông dựa núi. Vùng này đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời…”. >> Giới thiệu lịch sử Hồ Gươm, danh thắng số 1 Hà Nội Ngược trở lại lịch sử, vùng đất này đã là nơi tụ cư sớm của người Việt cổ, được phát triển liên tục và trở thành kinh đô của nhà nước Vạn Xuân (thế kỷ VI), trị sở của An Nam Đô hộ phủ thời Đường ( từ thế kỷ VII đến đầu thế kỷ X). Sau khi định đô, vua Lý Thái Tổ đã xây dựng các cung điện, lầu gác để làm nơi thiết triều và nơi ở của nhà vua, hoàng gia. Trong thời Lý (1009 - 1225), Trần (1226 - 1400), kinh thành Thăng Long đã được xây dựng gồm 3 vòng thành: Cấm thành, Hoàng thành và La thành. Khu di sản nằm trong Cấm thành của thời kỳ này. Dấu tích của thành Đại La và các kiến trúc cung điện, lầu gác và di vật thời Lý - Trần đã tìm thấy qua các phát hiện khảo cổ học tại khu di sản. Trong nhiều thế kỷ tiếp theo đó, Thăng Long - Hà Nội là nơi hội tụ, kết tinh và lan toả các giá trị văn hoá của dân tộc, trở thành một trung tâm văn hoá tiêu biểu của đất nước. Đồng thời, đây cũng là một trung tâm giao thoa văn hoá với các nước trong khu vực và thế giới. Những yếu tố bản địa và du nhập đã hòa trộn nhuần nhị với nhau tạo nên một không gian kiến trúc, một đô thị vô cùng độc đáo. Hiếm có một trung tâm văn hóa, chính trị nào có thể so sánh được với Thăng Long - Hà Nội về sự trường tồn và tính liên tục trong lịch sử cho đến hiện nay.
(HNM) - "Chào mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội" là cuộc thi vẽ và triển lãm tranh của giáo viên và học sinh quận Ba Đình, diễn ra trong 2 ngày 14 và 15-11 tại Khu di tích Thành cổ Hà Nội.
158 em học sinh đến từ 19 trường tiểu học và trung học cơ sở đã thể hiện khả năng hội họa và cảm nhận về Thủ đô qua những nét vẽ trực tiếp thực hiện tại cuộc thi. Với màu sắc tươi sáng, cách thể hiện đa dạng, 270 bức tranh của giáo viên và học sinh trưng bày tại triển lãm cho thấy tình cảm của mỗi tác giả với Hà Nội. Ngoài những hình ảnh đặc trưng như phố cổ, hồ Gươm, Văn Miếu, Hoàng thành, Cột Cờ… nhiều bức vẽ miêu tả sinh động phong cảnh và cuộc sống nơi ngoại thành qua những đồng lúa chín, những ngày mùa...An Nhi
Sau khi định đô tại Thăng Long, vua Lý Thái Tổ đã xây dựng các cung điện, lầu gác để làm nơi thiết triều và nơi ở của nhà vua và hoàng gia. Dưới thời Lý, kinh thành Thăng Long được xây dựng gồm ba vòng thành: Cấm thành, Hoàng thành và Đại La thành. Theo Việt sử lược (thế kỷ 14) thì năm 1010, bình đồ Hoàng thành Thăng Long được vua Lý Thái Tổ xây dựng như sau: chính giữa là điện Càn Nguyên (sau đổi thành điện Thiên An); phía Đông có điện Tập Hiền và cửa Phi Long; phía Tây là điện Giảng Vũ và cửa Đan Phượng, phía Nam là Cao Điện, thềm Long Trì, hai bên Long Trì có hành lang, phía Bắc (sau điện Thiên An) có hai điện Long An và Long Thụy, cạnh hai cung điện này phía Đông có điện Nhật Quang, phía Tây là điện Nguyệt Minh, sau nữa lại có cung Thúy Hoa. Ngoài ra, còn có chùa Hưng Thiên, lầu Sao Ngũ Phượng (Ngũ Phụng tinh lâu). Năm 1011, xây tiếp cung Thái Thanh, chùa Vạn Tuế, nhà chứa kinh Trấn Phúc. Đại Việt sử ký toàn thư còn cho biết thêm: "Năm 1029, vua cho sửa chữa và xây dựng lại điện Thiên An và các cung điện ở đây: phía Đông có điện Tuyên Đức, phía Tây có điện Thiên Phúc, phía trước có Long Trì, phía Đông Long Trì có điện Văn Minh, phía Tây có điện Quảng Vũ và hai chung lâu; phía Nam có điện Phụng Thiên, trên có lầu Chính Dương, phía Bắc có điện Trường Xuân và Long Các". Năm 1203, đời vua Lý Cao Tông xây cung mới ở phía Tây: chính giữa có điện Thiên Thụy, quanh điện này phía Đông có điện Dương Minh, phía Tây có điện Thiềm Quang, phía Nam có điện Chính Nghi, trên có điện Kính Thiên và thềm Lệ Giao; phía Nam có cửa Vĩnh Nghiêm, phía Tây có cửa Việt Thành, phía Bắc có điện Thắng Thọ, trên có gác Thánh Thọ, phía Đông có gác Nhật Kim, phía Tây có gác Nguyệt Bảo và tòa Lương Thạch, nhà Dục Đường, gác Phú Quốc, cửa Thấu Viên, ao Dưỡng Ngư, trên ao có đình Ngoạn Y, “ba mặt đình trồng hoa thơm cỏ lạ, nước ao lại thông với sông, cách chạm trổ, trang sức khéo léo, công trình thổ mộc đẹp đẽ, xưa chưa từng có vậy”.
“Đang từ phố xá tấp nập, hào nhoáng ta bước chân vào khu di tích Hoàng Thành Thăng Long thấy như bước vào một thế giới khác trầm mặc, tĩnh lặng. Một lịch sử mấy ngàn năm từ Đại La đến Thăng Long- Hà Nội được khơi dậy, tái hiện. Dẫu không còn nhiều nhưng những gì còn lại, tư liệu, hiện vật vẫn làm ta xúc động với những gì tiên tổ đã làm để xây dựng đất nước này, Hoàng Thành này từ triều đại này đến triều đại khác. Tự hào và biết ơn ta kính cẩn thắp nén tâm nhang tại Điên Kinh Thiên, cúi mình trước Lịch sử oai hùng của đất nước, trước nhũng đời vua tận tâm vì dân, vì nước, trước những người dân Việt tài hoa đã làm nên những tác phẩm tuyệt vời “ – Từ du khách Hà Nội. “Địa điểm quá nổi tiếng với mỗi ai có ý định đến Hà Nội thăm quan di tích lịch sử và tìm hiểu văn hóa kinh thành Thăng Long, ở đây còn rất nhiều nét kiến trúc đi cùng năm tháng của Hà Nội xưa. Cũng là điểm chụp ảnh đẹp lý tưởng cho các bạn yêu ảnh, từ con đường Hoàng Diệu thơ mộng phía ngoài lối vào thành đến trong thành đều nhiều góc chụp đẹp, nhất là hợp với áo dài truyền thống” – Du khách Ngô Thanh