1. Kinh tế thế giới 4 tháng đầu năm 2023 tiếp tục xu hướng bất ổn và đối diện với nhiều rủi ro Trong 4 tháng đầu năm 2023, hầu hết các nền kinh tế phát triển đều tăng trưởng chậm lại; trong đó, GDP quý I/2023 của Mỹ dự báo chỉ tăng khoảng 1% và khu vực châu Âu tăng 0,1% so với cùng kì năm 2022. Các nền kinh tế khu vực châu Á có mức tăng trưởng tích cực hơn; kinh tế Trung Quốc quý I/2023 tăng trưởng 4,5% so với cùng kì năm 2022 - là mức tăng mạnh nhất kể từ quý I/2022 sau khi dỡ bỏ chính sách Zero Covid. Hoạt động thương mại toàn cầu có xu hướng thu hẹp, nhiều quốc gia rơi vào tình trạng nhập siêu. Chỉ số thương mại toàn cầu hàng hóa tháng 3/2023 giảm từ 96,2 điểm trong tháng 11/2022 xuống còn 92,2 điểm, thấp hơn nhiều so với mức điểm cơ sở là 100 điểm. Hoạt động sản xuất mặc dù phục hồi nhưng không chắc chắn. Chỉ số quản lí thu mua (PMI) sản xuất của Mỹ trong 3 tháng đầu năm 2023 đều dưới ngưỡng 50 điểm, đến tháng 4/2023 ở mức 50,4 điểm; tại Trung Quốc, sau khi đạt mức cao nhất trong tháng 02/2023 (51,6 điểm) thì sang tháng 3/2023 lại giảm xuống 50 điểm; chỉ số này tại Nhật Bản liên tục dưới ngưỡng 50 điểm từ tháng 11/2022 đến nay... Điều này cho thấy, hoạt động sản xuất, chế tạo phục hồi là rất chậm. Bên cạnh đó, thị trường tài chính biến động mạnh, rủi ro gia tăng. Riêng trong tháng 3/2023, tại Mỹ, 03 ngân hàng tuyên bố phá sản hoặc tạm ngừng hoạt động chỉ trong vòng 1 tuần: Bắt đầu là Silvergate Bank, ngày 09/3/2023 đã tuyên bố tạm ngừng hoạt động và thanh lí tài sản; tiếp đến là Silicon Valley Bank (SVB) phá sản ngày 10/3/2023; và Signature Bank đóng cửa ngày 13/3/2023 - khiến thị trường tài chính toàn cầu rung chuyển. Tại châu Âu, ngân hàng UBS mua lại Credit Suisse khiến người dân rút tiền ồ ạt, gây mất khả năng thanh khoản. Thị trường chứng khoán nhiều biến động, các nhà đầu tư lo ngại khủng hoảng tài chính sẽ kéo cổ phiếu nhiều ngân hàng lao dốc tại một số thời điểm. Giá cả hàng hóa thế giới và lạm phát toàn cầu có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao. Lạm phát tháng 3/2023 tại Mỹ ở mức 5%, giảm tương đối so với mức đỉnh 9,1% trong tháng 7/2022; tại Nhật giảm xuống 3,2% so với mức đỉnh kỉ lục 4,3% trong tháng 01/2023; tại châu Âu giảm xuống 6,9%, thấp hơn mức đỉnh 10,6% trong tháng 10/2022. Giá dầu cũng có xu hướng giảm so với mức giá khi xảy ra xung đột Nga - Ukraine, hiện ở mức quanh 75 USD/thùng. Tuy vậy, giá vàng tăng mạnh so với cuối năm 2022, có thời điểm trên 2.000 USD/oz trong bối cảnh vàng trở thành kênh trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư khi các kênh đầu tư khác như chứng khoán, tiền điện tử nhiều rủi ro, biến động và sinh lời thấp. Do lạm phát vẫn ở mức cao tại nhiều quốc gia nên ngân hàng trung ương các nước vẫn giữ lãi suất điều hành ở mức cao. 2. Tình hình kinh tế, chính trị thế giới dự kiến tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới Lạm phát có xu hướng hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao. Tình trạng bất cân đối cung cầu, đứt gãy chuỗi cung ứng còn diễn biến phức tạp và chưa được giải quyết triệt để. Việc tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương để kiềm chế lạm phát trong thời gian qua khiến tình trạng nợ công, thâm hụt ngân sách tăng cao; thanh khoản hệ thống ngân hàng căng thẳng một số thời điểm... Dư địa điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa bị thu hẹp khi ngân hàng trung ương và chính phủ các nước dành nguồn lực để kiểm soát lạm phát cũng như hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Các thách thức an ninh phi truyền thống, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu… diễn biến bất thường theo chiều hướng gia tăng. Nhiều tổ chức quốc tế đã đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng năm 2023 xuống mức 1,7% so với mức 3% đưa ra hồi tháng 6/2022; Fitch Ratings dự báo tăng trưởng 1,4% so với mức dự báo trước đó là 1,7%; Quỹ Tiền tệ quốc tế dự báo kinh tế toàn cầu tăng trưởng khoảng 2,8%, thấp hơn 0,1 điểm phần trăm so với mức dự báo trước đó. 3. Tác động bất lợi đến hoạt động kinh tế trong nước Việt Nam là một nền kinh tế có độ mở cao, bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều bất ổn đã có tác động tiêu cực nhất định, cả trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động xuất, nhập khẩu, đầu tư; đan xen cả cơ hội và thách thức trong ngắn hạn. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) gặp nhiều khó khăn, đã tác động trực tiếp đến tăng trưởng, tiềm ẩn rủi ro đối với ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế… Tăng trưởng kinh tế quý I/2023 chỉ đạt 3,32%, mức thấp nhất so với cùng kì kể từ năm 2011 trong bối cảnh cầu thế giới giảm sút, sức tiêu dùng trong nước giảm. Mức tăng trưởng này cho thấy, kinh tế trong nước đang rất khó khăn. Việc nhiều quốc gia là đối tác thương mại quốc tế của Việt Nam gặp khó khăn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu tác động mạnh đến cầu xuất khẩu của Việt Nam. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý I/2023 ước tính giảm 2,2% so với cùng kì năm 2022 là 6,8%. Tính chung quý I/2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 79,17 tỉ USD, giảm 11,9% so với cùng kì năm 2022; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 75,1 tỉ USD, giảm 14,7% so với cùng kì năm 2022. Thu hút vốn FDI của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng khi một số quốc gia tăng cường chính sách khuyến khích hồi hương sản xuất. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng kí vào Việt Nam tính đến ngày 30/3/2023, bao gồm vốn đăng kí cấp mới, vốn đăng kí điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 7,8 tỉ USD, giảm 19,3% so với cùng kì năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 3 tháng đầu năm 2023 ước đạt 4,32 tỉ USD, giảm 2,2% so với cùng kì năm 2022. Việc lạm phát toàn cầu tiếp tục duy trì ở mức cao cũng tác động đến công tác kiểm soát lạm phát trong nước. Bên cạnh đó, những sự kiện liên quan đến ngân hàng tại Mỹ, châu Âu đã tác động tâm lí của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán thế giới, trong nước và hoạt động ngân hàng. Với những tác động bất lợi từ kinh tế thế giới, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục kiên định duy trì mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo nền tảng để thúc đẩy kinh tế phục hồi và tăng trưởng bền vững. Tăng cường công tác truyền thông để ổn định tâm lí nhà đầu tư và người dân trong bối cảnh hệ thống tài chính, ngân hàng của nhiều quốc gia có dấu hiệu bất ổn. Đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế trước những biến động bên ngoài. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tinh giản thủ tục hành chính để thu hút nguồn vốn đầu tư có chọn lọc. Hải Phong (NHNN)
1. Kinh tế thế giới 4 tháng đầu năm 2023 tiếp tục xu hướng bất ổn và đối diện với nhiều rủi ro Trong 4 tháng đầu năm 2023, hầu hết các nền kinh tế phát triển đều tăng trưởng chậm lại; trong đó, GDP quý I/2023 của Mỹ dự báo chỉ tăng khoảng 1% và khu vực châu Âu tăng 0,1% so với cùng kì năm 2022. Các nền kinh tế khu vực châu Á có mức tăng trưởng tích cực hơn; kinh tế Trung Quốc quý I/2023 tăng trưởng 4,5% so với cùng kì năm 2022 - là mức tăng mạnh nhất kể từ quý I/2022 sau khi dỡ bỏ chính sách Zero Covid. Hoạt động thương mại toàn cầu có xu hướng thu hẹp, nhiều quốc gia rơi vào tình trạng nhập siêu. Chỉ số thương mại toàn cầu hàng hóa tháng 3/2023 giảm từ 96,2 điểm trong tháng 11/2022 xuống còn 92,2 điểm, thấp hơn nhiều so với mức điểm cơ sở là 100 điểm. Hoạt động sản xuất mặc dù phục hồi nhưng không chắc chắn. Chỉ số quản lí thu mua (PMI) sản xuất của Mỹ trong 3 tháng đầu năm 2023 đều dưới ngưỡng 50 điểm, đến tháng 4/2023 ở mức 50,4 điểm; tại Trung Quốc, sau khi đạt mức cao nhất trong tháng 02/2023 (51,6 điểm) thì sang tháng 3/2023 lại giảm xuống 50 điểm; chỉ số này tại Nhật Bản liên tục dưới ngưỡng 50 điểm từ tháng 11/2022 đến nay... Điều này cho thấy, hoạt động sản xuất, chế tạo phục hồi là rất chậm. Bên cạnh đó, thị trường tài chính biến động mạnh, rủi ro gia tăng. Riêng trong tháng 3/2023, tại Mỹ, 03 ngân hàng tuyên bố phá sản hoặc tạm ngừng hoạt động chỉ trong vòng 1 tuần: Bắt đầu là Silvergate Bank, ngày 09/3/2023 đã tuyên bố tạm ngừng hoạt động và thanh lí tài sản; tiếp đến là Silicon Valley Bank (SVB) phá sản ngày 10/3/2023; và Signature Bank đóng cửa ngày 13/3/2023 - khiến thị trường tài chính toàn cầu rung chuyển. Tại châu Âu, ngân hàng UBS mua lại Credit Suisse khiến người dân rút tiền ồ ạt, gây mất khả năng thanh khoản. Thị trường chứng khoán nhiều biến động, các nhà đầu tư lo ngại khủng hoảng tài chính sẽ kéo cổ phiếu nhiều ngân hàng lao dốc tại một số thời điểm. Giá cả hàng hóa thế giới và lạm phát toàn cầu có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao. Lạm phát tháng 3/2023 tại Mỹ ở mức 5%, giảm tương đối so với mức đỉnh 9,1% trong tháng 7/2022; tại Nhật giảm xuống 3,2% so với mức đỉnh kỉ lục 4,3% trong tháng 01/2023; tại châu Âu giảm xuống 6,9%, thấp hơn mức đỉnh 10,6% trong tháng 10/2022. Giá dầu cũng có xu hướng giảm so với mức giá khi xảy ra xung đột Nga - Ukraine, hiện ở mức quanh 75 USD/thùng. Tuy vậy, giá vàng tăng mạnh so với cuối năm 2022, có thời điểm trên 2.000 USD/oz trong bối cảnh vàng trở thành kênh trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư khi các kênh đầu tư khác như chứng khoán, tiền điện tử nhiều rủi ro, biến động và sinh lời thấp. Do lạm phát vẫn ở mức cao tại nhiều quốc gia nên ngân hàng trung ương các nước vẫn giữ lãi suất điều hành ở mức cao. 2. Tình hình kinh tế, chính trị thế giới dự kiến tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới Lạm phát có xu hướng hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao. Tình trạng bất cân đối cung cầu, đứt gãy chuỗi cung ứng còn diễn biến phức tạp và chưa được giải quyết triệt để. Việc tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương để kiềm chế lạm phát trong thời gian qua khiến tình trạng nợ công, thâm hụt ngân sách tăng cao; thanh khoản hệ thống ngân hàng căng thẳng một số thời điểm... Dư địa điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa bị thu hẹp khi ngân hàng trung ương và chính phủ các nước dành nguồn lực để kiểm soát lạm phát cũng như hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Các thách thức an ninh phi truyền thống, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu… diễn biến bất thường theo chiều hướng gia tăng. Nhiều tổ chức quốc tế đã đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng năm 2023 xuống mức 1,7% so với mức 3% đưa ra hồi tháng 6/2022; Fitch Ratings dự báo tăng trưởng 1,4% so với mức dự báo trước đó là 1,7%; Quỹ Tiền tệ quốc tế dự báo kinh tế toàn cầu tăng trưởng khoảng 2,8%, thấp hơn 0,1 điểm phần trăm so với mức dự báo trước đó. 3. Tác động bất lợi đến hoạt động kinh tế trong nước Việt Nam là một nền kinh tế có độ mở cao, bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều bất ổn đã có tác động tiêu cực nhất định, cả trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động xuất, nhập khẩu, đầu tư; đan xen cả cơ hội và thách thức trong ngắn hạn. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) gặp nhiều khó khăn, đã tác động trực tiếp đến tăng trưởng, tiềm ẩn rủi ro đối với ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế… Tăng trưởng kinh tế quý I/2023 chỉ đạt 3,32%, mức thấp nhất so với cùng kì kể từ năm 2011 trong bối cảnh cầu thế giới giảm sút, sức tiêu dùng trong nước giảm. Mức tăng trưởng này cho thấy, kinh tế trong nước đang rất khó khăn. Việc nhiều quốc gia là đối tác thương mại quốc tế của Việt Nam gặp khó khăn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu tác động mạnh đến cầu xuất khẩu của Việt Nam. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý I/2023 ước tính giảm 2,2% so với cùng kì năm 2022 là 6,8%. Tính chung quý I/2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 79,17 tỉ USD, giảm 11,9% so với cùng kì năm 2022; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 75,1 tỉ USD, giảm 14,7% so với cùng kì năm 2022. Thu hút vốn FDI của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng khi một số quốc gia tăng cường chính sách khuyến khích hồi hương sản xuất. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng kí vào Việt Nam tính đến ngày 30/3/2023, bao gồm vốn đăng kí cấp mới, vốn đăng kí điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 7,8 tỉ USD, giảm 19,3% so với cùng kì năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 3 tháng đầu năm 2023 ước đạt 4,32 tỉ USD, giảm 2,2% so với cùng kì năm 2022. Việc lạm phát toàn cầu tiếp tục duy trì ở mức cao cũng tác động đến công tác kiểm soát lạm phát trong nước. Bên cạnh đó, những sự kiện liên quan đến ngân hàng tại Mỹ, châu Âu đã tác động tâm lí của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán thế giới, trong nước và hoạt động ngân hàng. Với những tác động bất lợi từ kinh tế thế giới, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục kiên định duy trì mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo nền tảng để thúc đẩy kinh tế phục hồi và tăng trưởng bền vững. Tăng cường công tác truyền thông để ổn định tâm lí nhà đầu tư và người dân trong bối cảnh hệ thống tài chính, ngân hàng của nhiều quốc gia có dấu hiệu bất ổn. Đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế trước những biến động bên ngoài. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tinh giản thủ tục hành chính để thu hút nguồn vốn đầu tư có chọn lọc. Hải Phong (NHNN)
Văn hóa Trung Quốc là một trong những nền văn hóa lâu đời và phức tạp nhất trên thế giới. Nền văn hóa này có ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Đông Nam Á và đặc biệt là ở Việt Nam. Vậy những ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đến Việt Nam là như thế nào? tích cực hay tiêu cực? được thể hiện rõ nét ở những mặt nào?
Ngoài ảnh hưởng của văn hóa trung quốc đến Việt Nam thì lịch sử Việt Nam cũng tương tự với Trung Quốc về bề dày lịch sử. Từ thời các triều đại Vua Hùng cho đến thời kỳ nghìn năm bắc thuộc đều có sự ảnh hưởng sâu sắc. Nước Đại Việt xưa là một vấn đề rõ nét nhất của sự ảnh hưởng bởi văn minh, văn hóa Trung Hoa, một trong những dân tộc lớn ngay cạnh chúng ta.
Tuy nhiên những sự ảnh hưởng đó không phải là sự tiêu cực, mà nó cũng là cơ hội để cho nền văn hóa của dân tộc ta ngày càng sâu sắc theo một cách riêng. Những thứ mà đã được chắt lọc sau đó làm cho phù hợp với văn hóa của người Việt.
Sau thời gian 1000 năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, trang phục cổ Việt Nam có nhiều nét tương đồng với Han Fu (một loại quần áo cổ trang của Trung Quốc, từ thời cổ đại hoàng đế cách đây 21 thế kỷ đến thời nhà Minh, là một trong những trang phục lâu đời nhất thế giới).
Đặc trưng của trang phục của mỗi quốc gia không chỉ phụ thuộc vào đặc trưng của môi trường khí hậu và thổ nhưỡng mà nó còn là sự ảnh hưởng của văn hóa và bề dày lịch sử. Do đó tầm ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc lên trang phục cổ của người Việt là một điều khá dễ hiểu. Điều này cũng vô hình chung góp phần tạo ra sự đa dạng và nét đẹp của dân tộc của mỗi quốc gia.
Ẩm thực Trung Quốc là một trong những nền văn hóa ẩm thực phong phú và đặc sắc bậc nhất. Điều này có được cũng chính là nhờ sự đa dạng trong văn hóa và bề dày lịch sử của quốc gia này.
Văn hóa ẩm thực Trung Hoa không chỉ thể hiện trong sự đa dạng mà nó còn là sự tinh tế đến kinh ngạc của nhiều món ăn từ sắc, hương và vị. Sự độc đáo này là do người Trung Quốc từ lâu đã quan niệm rằng một món ăn ngon cũng như là một tác phẩm nghệ thuật vậy. Mà tác phẩm nghệ thuật ấy không chỉ là sự phối hợp cảm nhận của ngũ quan mà còn là sự giao thoa của màu sắc, từ cách trình bày món ăn, tới sự cân bằng dinh dưỡng do các nguyên liệu có tính hàn, tính nhiệt kết hợp với nhau tạo nên.
Hơn 5000 năm lịch sử của một đất nước rộng lớn nên văn hóa ẩm thực Trung Quốc là tổng hợp đặc trưng của rất nhiều vùng miền trên cả nước. Ngoài ra, mỗi một vùng miền lại có đặc trưng riêng về khí hậu, thời tiết nên cách chế biến và sáng tạo trong ẩm thực đã tạo nên một bức tranh toàn cảnh đồ sộ độc đáo.
Sự đa dạng trong văn hóa ẩm thực của Trung Quốc đã ảnh hưởng rất lớn tới nền ẩm thực Việt Nam. Trong đó có nhiều món ăn của người Việt được biến tấu từ ẩm thực Trung hoa như vịt quay, bún nước, lẩu…
9. Sự ảnh hưởng về chính trị xã hội.
Trung Quốc là một quốc gia lớn có lịch sự lâu đời. Lịch sử cho thấy nước này đã từng đêm quân chinh phạt nhiều quốc gia xung quanh, trong đó có nước Đại Việt. Chính các cuộc xâm chiếm ấy đã làm cho Việt Nam phải gánh chịu những ảnh hưởng nhất định về văn hóa của họ đặc biệt là chính trị xã hội.
Biểu hiện rõ nhất của ảnh hưởng về chính trị xã hội chính là ở tổ chức bộ máy nhà nước thời xưa. Theo đó, nước ta cũng có thể chế tổ chức bộ máy tập quyền tương tự như Trung Quốc với người đứng đầu là vua, dưới có các tể tướng, tướng quân,…
Mỗi triều đại lại có những sự xắp xếp tổ chức bộ máy khác nhau cho phù hợp với khả năng cai trị của đất nước nhưng nhìn chung thì thể chế quân chủ đó đều có nhiều nét ảnh hưởng từ Trung Quốc.
Sự ảnh hưởng về chính trị của Trung Quốc cùng với những chính sách đồng hóa người Việt trong 1000 năm Bắc thuộc đã phần nào gây ra rất nhiều xáo trộn và thay đổi của văn hóa gốc đặc trưng của người Việt cổ. Tuy nhiên chính sức mạnh tinh thần dân tộc to lớn của người Việt Nam đã cải biến những khó khăn đó thành những đa dạng độc đáo về nhiều mặt chính trị – văn hóa – xã hội.